Cái nhìn toàn diện về kinh tế 2 miền nam bắc Việt Nam chuyển biến ra sao qua 3 thập kỷ.
- Thứ hai - 18/11/2024 10:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ ở cả hai miền Bắc và Nam, nhưng sự khác biệt giữa hai khu vực vẫn luôn là một chủ đề được bàn luận sôi nổi. Trong khi miền Nam đã từ lâu được biết đến là trung tâm kinh tế với sự phát triển vượt bậc, miền Bắc lại đang dần khẳng định được sức mạnh và tiềm năng của mình.
Cú bứt phá của miền Bắc trong những năm gần đây đã tạo ra không ít sự bất ngờ và đặt ra câu hỏi liệu khu vực này có thể vượt qua miền Nam về tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh trong tương lai hay không. Hãy cùng khám phá những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển này trong bài viết toàn cảnh kinh tế 2 miền này của tôi nhé. Vì chủ đề này rất rộng, nên tôi sẽ chỉ khái quát phần nào. Mong các bạn đón nhận cởi mở và cùng chia sẻ quan điểm của mình một cách tích cực về nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung có tham khảo nguồn tư liệu mở từ một số báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ CIA về nền kinh tế hai miền Bắc và Nam trong giai đoạn năm 1956 đến năm 1960, chúng ta đã có một cái nhìn khá toàn diện về tình hình kinh tế lúc bấy giờ khi đất nước chia làm hai miền. Năm 1954, miền Bắc có xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với miền Nam. Cụ thể, GDP đầu người của miền Bắc chỉ đạt 61,1% so với miền Nam (55 đô la Mỹ so với 90 đô la Mỹ), và tổng GDP của miền Bắc cũng chỉ bằng 71,9% so với miền Nam (820 triệu đô la Mỹ so với 1,14 tỷ đô la Mỹ). Mặc dù miền Bắc phải đối mặt với thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và kinh tế sau chiến tranh Đông Dương, nhưng trong giai đoạn năm 1956 đến năm 1960, miền Bắc đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. GDP đầu người của miền Bắc tăng 27,3%, từ 55 đô la Mỹ lên 70 đô la Mỹ. Trong khi miền Nam chỉ tăng 22,2% từ 90 đô la Mỹ lên 110 đô la Mỹ, tổng GDP của miền Nam vẫn cao hơn. Với sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ, miền Bắc vượt trội miền Nam về sản lượng than đá, A-pa-tít, xi măng và các loại vải may mặc, trong khi miền Nam mạnh về nông sản như gạo, cao su, đường, vải thô và điện.
Trước năm 1985, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn: lạm phát cao, tăng trưởng thấp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều thử thách. Tuy nhiên, tới năm 1986, nền kinh tế đã có sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Mãi tới năm 1995, Mỹ bình thường hóa quan hệ, chấm dứt 20 năm cấm vận kinh tế với Việt Nam.
Vào những năm 80, Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc vẫn còn nghèo nàn với những con phố sơ sài. Thậm chí, những chiếc xe Honda cũ kỹ còn có giá trị ngang ngửa cả một căn nhà. Khi đó, sở hữu một chiếc xe máy chẳng khác gì là đại gia trong mắt người dân. Lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến nhiều người phải tích trữ vàng như một phương thức bảo vệ tài sản. Những năm đó, chỉ cần vài cây vàng là đủ để mua một căn nhà mặt phố rộng rãi.
Nhìn lại những bức ảnh cũ, bạn sẽ thấy đời sống người dân miền Bắc lúc bấy giờ khắc khổ như thế nào, với những con đường lầy lội, ngôi nhà nhỏ bé và cuộc sống rất đạm bạc. Đường phố tràn ngập xe đạp, mì gói là món ăn sang trọng, và chỉ quần áo mới có thể dùng vào những dịp lễ Tết.
Trong giai đoạn đầu những năm 2000, các tỉnh miền Nam, mặc dù dân số chỉ bằng một nửa so với miền Bắc, nhưng lại tạo ra 209.000 việc làm, gấp ba lần con số 70.000 việc làm mới ở miền Bắc. Các tỉnh phía Bắc có cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng, bị tụt lại phía sau so với miền Nam. Nhưng chỉ hai thập niên sau, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Những con đường trước đây đầy bụi bặm giờ đã được thay bằng các tuyến phố đông đúc, nhộn nhịp với xe máy, ô tô và những tòa nhà cao tầng. Cả hai bên đường là những mặt bằng kinh doanh trị giá hàng trăm tỷ đồng. Những chung cư cao cấp mọc lên san sát. Đặc biệt, các tỉnh miền Bắc đã có bước đột phá đáng ngạc nhiên với hệ thống đường cao tốc hiện đại được xây dựng, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, những tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh không chỉ bắt kịp mà còn vượt qua nhiều tỉnh miền Nam về kim ngạch xuất khẩu. Thậm chí, có thời điểm tổng kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh đã vượt cả Sài Gòn. Hà Nội, từ một thủ đô nghèo nàn, đã vươn lên trong top đầu thành phố có thu nhập bình quân cao nhất cả nước, khẳng định một cú chuyển mình ngoạn mục mà ít ai có thể ngờ tới. Cú nhảy vọt này, nếu được nhìn nhận trong vài thập niên tới, chắc chắn sẽ trở thành một phần lịch sử của nền kinh tế Việt Nam.
Dưới đây là một số con số đáng suy ngẫm, phản ánh rõ nét sự tăng trưởng mạnh mẽ của miền Bắc trong những năm gần đây. Trong 7 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã có cú bứt phá ngoạn mục khi vượt Sài Gòn về thu ngân sách với 337.000 tỷ đồng, so với 308.000 tỷ đồng của thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đây chỉ là một thời điểm trong năm và không hoàn toàn phản ánh xu hướng lâu dài, nhưng con số này đã phần nào cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong vị thế của hai thành phố lớn nhất cả nước. Nếu trong suốt 30 năm qua Sài Gòn luôn là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, thì giờ đây có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi với Hà Nội dần chiếm lĩnh vị trí này trong tương lai gần.
Miền Bắc cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội ở nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, khu vực này hiện chiếm tới 81% sản lượng ngành điện tử của cả nước, trong khi miền Nam chỉ chiếm 17%. Vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp tới 30% GDP cả nước, với GRDP đầu người đạt 131 triệu đồng, chỉ đứng sau Đông Nam Bộ (166 triệu đồng). Đặc biệt, về tổng thu ngân sách, đồng bằng sông Hồng đã đóng góp 43%, cao hơn so với Đông Nam Bộ, nơi chỉ chiếm 38%. Quảng Ninh, một trong những tỉnh thuộc miền Bắc, hiện đang được đánh giá là có cơ sở hạ tầng tốt nhất trong cả nước với hệ thống giao thông, cảng biển và các khu công nghiệp hiện đại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế.
Giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các vùng kinh tế trọng điểm ở cả miền Nam và miền Bắc để có cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển kinh tế của hai khu vực này và những đóng góp của chúng vào nền kinh tế chung của cả nước. Việt Nam hiện nay được chia thành bốn vùng kinh tế trọng điểm, gồm 24 tỉnh và thành phố. Mỗi vùng có những đặc trưng riêng, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.
Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang chiếm ưu thế về quy mô GRDP. Vùng này bao gồm các tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò là đầu tàu kinh tế của vùng, đã đóng góp hơn một nửa vào GRDP của cả vùng. Tiếp theo là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh, thành như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Hà Nội, với vị trí trung tâm chính trị và kinh tế, đã đóng góp 48,71% vào tổng GRDP của vùng.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, trong đó An Giang đang đóng góp lớn nhất, tương đương 35,87% GRDP toàn vùng. Hiện có bảy tỉnh và thành phố đạt mức tăng trưởng GRDP hai con số, bao gồm Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hải Phòng, Trà Vinh, Hà Nam và Hải Dương. Đặc biệt, bốn trong số bảy tỉnh này nằm ở khu vực miền Bắc, trong khi chỉ có duy nhất Trà Vinh thuộc miền Nam.
Hải Phòng, một thành phố trực thuộc Trung ương, có mức tăng trưởng GRDP đạt 10,32%, đứng ở vị trí thứ tư. Vậy tại sao miền Bắc lại vượt miền Nam về GRDP? Nguyên nhân chính là do khu vực miền Bắc đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Năm 2022, khoảng 48% vốn FDI vào Việt Nam đã đổ vào các khu công nghiệp miền Bắc, chủ yếu là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh. Điều này khác hẳn so với xu hướng đầu tư vào các tỉnh miền Nam như Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh cách đây khoảng 10 năm.
Khi nói đến mức lương bình quân, năm tỉnh có mức lương cao nhất cả nước gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương và Bắc Ninh, trong đó miền Nam có 3/5 tỉnh trong top này, trong khi miền Bắc có 2/5 tỉnh mà thôi. Để so sánh khách quan hơn, chúng ta cùng tìm hiểu về tỷ lệ ngân sách giữ lại hay tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại, là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ mà mỗi tỉnh, thành phố có thể giữ lại và sử dụng ngân sách thu được từ các nguồn thu nội địa, trước khi phần còn lại phải truyền cho ngân sách trung ương. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sự tự chủ tài chính và khả năng phát triển của các địa phương, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các tỉnh có tỷ lệ ngân sách giữ lại cao có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và các chương trình phát triển khác. Ví dụ, Hải Dương (98%), Quảng Ngãi (93%) và Khánh Hòa (90%) có thể sử dụng gần như toàn bộ nguồn thu ngân sách để cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực của họ. Các tỉnh có tỷ lệ ngân sách giữ lại cao cũng có thể hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong khu vực thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay, hỗ trợ đào tạo lao động hoặc xây dựng các khu công nghiệp hiện đại, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư, từ đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ví dụ, Bắc Ninh (71%), Vĩnh Phúc (66%), Quảng Ninh (51%) và Bà Rịa - Vũng Tàu (52%) đã tận dụng tốt ngân sách giữ lại để phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành điện tử và công nghiệp hỗ trợ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm. Tỷ lệ ngân sách giữ lại thấp sẽ khiến các tỉnh thiếu hụt nguồn lực tài chính để phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng. Những tỉnh có tỉ lệ giữ lại thấp, như thành phố Hồ Chí Minh (21%), Hà Nội (32%), mặc dù là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nhưng lại phải chuyển một phần lớn ngân sách cho trung ương, khiến việc đầu tư cho các dự án phát triển hoặc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Ngược lại, các tỉnh như Hải Dương ở miền Bắc (98%) hay Long An ở miền Nam (95%) có thể sử dụng ngân sách để triển khai các chương trình phát triển mạnh mẽ hơn.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thế mạnh khu công nghiệp miền Bắc và miền Nam. Mỗi khu công nghiệp tại các miền của Việt Nam sẽ định hình một thế mạnh từ lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư. Theo dữ liệu từ GMAN and W, tổng diện tích đất dành cho công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện đang ở mức hơn 100.000 ha, tăng vọt so với những năm đầu đổi mới. Năm 1986, khoảng 335 ha tại miền Bắc trong 25 tỉnh và thành phố. Diện tích đất công nghiệp tập trung tại năm tỉnh trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc với khoảng 10.000 ha.
Tuy thị trường công nghiệp khu vực miền Bắc được thành lập sau so với phía Nam, nhưng các tỉnh công nghiệp tại đây lại rất hấp dẫn các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tỉ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp phía Bắc khoảng 80%. Thị trường công nghiệp miền Bắc tỏa sáng nhờ vào việc tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, cơ chế ưu đãi từ chính phủ và chuyển đổi cơ cấu lao động.
Khu vực miền Nam bao gồm 17 tỉnh, thành phố, trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là khu vực kinh tế sôi động nhất toàn quốc. Nguồn cung đất công nghiệp tại năm tỉnh chủ chốt gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu đạt hơn 25.000 ha. Giá thuê đất công nghiệp trung bình cao hơn 20% so với miền Bắc, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu so với các tỉnh còn lại với giá thuê cao gấp đôi Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉ lệ lấp đầy đất khu công nghiệp phía Nam đạt 98%.
Như vậy, lợi thế lớn của miền Bắc là giá đất công nghiệp hiện đang thấp hơn so với miền Nam. Cụ thể, hiện tại ở miền Nam, để thuê được các vị trí chiến lược thuộc các khu vực cấp một, như Bình Dương hay thành phố Hồ Chí Minh, giá đất có thể lên tới 300 đô la Mỹ mỗi mét vuông. Trong khi đó, thị trường phía Bắc chỉ có giá trung bình 180 đô la Mỹ mỗi mét vuông so với các khu vực cấp một như Bắc Ninh. Miền Nam có lợi thế về tỉ lệ lấp đầy cao hơn so với miền Bắc.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự khác nhau về hạ tầng giao thông càng làm rõ sự chênh lệch giữa miền Bắc và miền Nam, đặc biệt là về mạng lưới cao tốc. Giao thông đường bộ hiện vẫn là phương thức vận tải chủ yếu tại Việt Nam, và khả năng kết nối các khu công nghiệp với các thị trường tiêu thụ sẽ quyết định đến hiệu quả logistic. Qua đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh. Đối với miền Bắc, mạng lưới giao thông đường bộ đang ngày càng hoàn thiện với các tuyến cao tốc nối liền Hà Nội và các khu vực sản xuất, đặc biệt là các khu công nghiệp gần biên giới Trung Quốc, giúp miền Bắc trở thành điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài. Đến năm 2024, tổng chiều dài của các tuyến cao tốc khu vực phía Bắc lên đến khoảng 2.313 km, chiếm tỉ lệ lớn hơn so với khu vực phía Nam. Trong khi đó, mặc dù miền Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế với các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, nhưng khu vực này chỉ có khoảng 1.380 km cao tốc sau khi điều chỉnh và bổ sung. Điều này khiến khu vực phía Nam gặp khó khăn hơn trong việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các khu công nghiệp và các trung tâm tiêu thụ lớn. Dù miền Nam đang nỗ lực nâng cấp hạ tầng giao thông, song sự thiếu hụt về số lượng và quy mô cao tốc so với miền Bắc vẫn tạo ra một khoảng cách đáng kể trong khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Tính đến năm 2050, tổng chiều dài của các tuyến cao tốc tại Việt Nam dự kiến lên đến khoảng 9.234 km, với phần lớn các tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành trước năm 2030. Tuy nhiên, sự phân bổ không đều giữa hai miền vẫn là một vấn đề cần được giải quyết để giảm thiểu sự chênh lệch này. Khu vực phía Bắc sẽ tiếp tục chiếm ưu thế với các tuyến cao tốc huyết mạch, giúp thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế miền Bắc. Một trong những yếu tố quan trọng khiến cao tốc miền Bắc được ưu tiên phát triển là vị trí địa lý nằm gần biên giới Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực và là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Các tuyến cao tốc này giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm chi phí logistic, góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ hai là do mô hình đầu tư cao tốc qua hình thức BOT. Trong khi miền Nam chủ yếu phát triển hạ tầng giao thông thông qua ngân sách nhà nước và các dự án công, miền Bắc lại có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp tư nhân thông qua các hình thức đầu tư BOT, xây dựng - khai thác - chuyển giao. Mô hình này giúp huy động nhanh chóng nguồn vốn cho các dự án giao thông mà không phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước.
Thứ ba là do đặc thù địa lý. Miền Nam với mạng lưới sông ngòi dày đặc đã phát triển mạnh mẽ cảng biển để phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa. Sự phát triển này bắt nguồn từ nhu cầu vận tải biển cho các mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với các tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Các cảng biển này đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng và logistic của miền Nam. Vì vậy, thay vì xây dựng các tuyến cao tốc, miền Nam ưu tiên mở rộng và nâng cấp các cảng biển để tiếp nhận lượng hàng hóa ngày càng tăng, đồng thời phát triển các tuyến đường thủy và đường bộ kết nối với các cảng.
Một yếu tố không thể bỏ qua khi phân tích sự chênh lệch trong phát triển cao tốc giữa hai miền là điều kiện tự nhiên. Miền Nam có đặc điểm địa hình phức tạp với nền đất yếu hơn, trong khi đó miền Bắc có địa hình thuận lợi hơn cho việc xây dựng các tuyến cao tốc, với nhiều khu vực đất đai khô ráo và ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập úng hay sụt lún. Nếu bạn đã một lần trải qua hành trình trên các tuyến cao tốc miền Bắc, bạn sẽ dễ dàng nhận ra vì sao những tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng hay Thái Nguyên lại có sự phát triển mạnh mẽ đến vậy. Bắc Ninh, nơi đã trở thành trung tâm sản xuất lớn cho các thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple và Samsung, những chiếc điện thoại Samsung hay AirPods có dòng chữ "Lắp ráp tại Việt Nam" chính là minh chứng cho sự chuyển mình của vùng đất này. Bắc Ninh không chỉ là địa phương xuất khẩu lớn thứ hai của cả nước với 39 tỷ đô la trong năm 2023, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh với 42 tỷ đô la. Thái Nguyên cũng đang là trung tâm công nghiệp điện tử và xuất siêu lớn nhất cả nước.
Thái Nguyên nổi bật với hệ thống giao thông hoàn chỉnh và quỹ đất lớn cho phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn. Thái Nguyên đã trở thành một trung tâm kinh tế với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050. Bắc Giang cũng là một điểm sáng thu hút FDI, đứng đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế, thu hút các tập đoàn lớn như Foxconn và LG. Bắc Giang đang hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, với mục tiêu đạt GRDP bình quân đầu người 9.800 đô la Mỹ vào năm 2030. Đặc biệt là Quảng Ninh, với 7 năm liên tiếp dẫn đầu báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, với chỉ số kinh tế phát triển khá toàn diện như thu hút đầu tư và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai không xa.
Những thông tin trên, dù chưa thể phản ánh đầy đủ mọi yếu tố, nhưng chúng cho thấy một thực tế không thể phủ nhận: miền Bắc trong suốt thập kỷ qua đã có những bước tiến vững chắc về cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, vượt lên trên nhiều khu vực khác. Một trong những cột mốc quan trọng nhất chính là việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Samsung, với tổng số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Không chỉ là một công ty đơn thuần, Samsung còn là một cỗ máy sản xuất khổng lồ, là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển mình của miền Bắc. Trước đây, Trung Quốc là công xưởng của thế giới, chuyên gia công sản phẩm với chi phí rẻ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc chuyển từ một nước gia công giá rẻ sang quốc gia sản xuất tầm trung, các công ty lớn như Samsung bắt đầu tìm kiếm những địa điểm khác để tối ưu hóa chi phí sản xuất, và Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hà Nội, với vị trí chiến lược gần Trung Quốc, lực lượng lao động trẻ và chi phí gia công thấp, đã trở thành điểm đến lý tưởng. Điều này chứng minh rằng sự thay đổi luôn có thể xảy ra, và miền Bắc đã chứng tỏ mình có thể vươn lên bắt kịp và thậm chí vượt qua những thách thức trước mắt.
Vậy, sau các thông tin so sánh về sự phát triển hai miền như trên, chúng ta rút ra kết luận gì? Miền Bắc đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn miền Nam trong vài năm gần đây, nhưng miền Nam vẫn là nền tảng vững chắc, là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Cần lưu ý rằng những con số trên chỉ là một phần nhỏ của bức tranh tổng thể, không thể hoàn toàn mô tả hết sự đa dạng và phức tạp trong quá trình phát triển của mỗi vùng. Vẫn còn rất nhiều yếu tố và biến số ảnh hưởng mà chúng ta cần nhìn nhận, và không có sự so sánh nào là tuyệt đối. Điều quan trọng không phải là chúng ta nhìn đâu là mạnh hơn hay yếu hơn, mà là phải thấy được tiềm năng và sự phát triển vượt bậc ở từng vùng miền. Cả hai miền đều có thế mạnh riêng, và nếu cùng phát huy những điểm mạnh đó, sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng hơn trong tương lai.
Nội dung có tham khảo nguồn tư liệu mở từ một số báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ CIA về nền kinh tế hai miền Bắc và Nam trong giai đoạn năm 1956 đến năm 1960, chúng ta đã có một cái nhìn khá toàn diện về tình hình kinh tế lúc bấy giờ khi đất nước chia làm hai miền. Năm 1954, miền Bắc có xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với miền Nam. Cụ thể, GDP đầu người của miền Bắc chỉ đạt 61,1% so với miền Nam (55 đô la Mỹ so với 90 đô la Mỹ), và tổng GDP của miền Bắc cũng chỉ bằng 71,9% so với miền Nam (820 triệu đô la Mỹ so với 1,14 tỷ đô la Mỹ). Mặc dù miền Bắc phải đối mặt với thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và kinh tế sau chiến tranh Đông Dương, nhưng trong giai đoạn năm 1956 đến năm 1960, miền Bắc đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. GDP đầu người của miền Bắc tăng 27,3%, từ 55 đô la Mỹ lên 70 đô la Mỹ. Trong khi miền Nam chỉ tăng 22,2% từ 90 đô la Mỹ lên 110 đô la Mỹ, tổng GDP của miền Nam vẫn cao hơn. Với sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ, miền Bắc vượt trội miền Nam về sản lượng than đá, A-pa-tít, xi măng và các loại vải may mặc, trong khi miền Nam mạnh về nông sản như gạo, cao su, đường, vải thô và điện.
Trước năm 1985, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn: lạm phát cao, tăng trưởng thấp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều thử thách. Tuy nhiên, tới năm 1986, nền kinh tế đã có sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Mãi tới năm 1995, Mỹ bình thường hóa quan hệ, chấm dứt 20 năm cấm vận kinh tế với Việt Nam.
Vào những năm 80, Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc vẫn còn nghèo nàn với những con phố sơ sài. Thậm chí, những chiếc xe Honda cũ kỹ còn có giá trị ngang ngửa cả một căn nhà. Khi đó, sở hữu một chiếc xe máy chẳng khác gì là đại gia trong mắt người dân. Lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến nhiều người phải tích trữ vàng như một phương thức bảo vệ tài sản. Những năm đó, chỉ cần vài cây vàng là đủ để mua một căn nhà mặt phố rộng rãi.
Nhìn lại những bức ảnh cũ, bạn sẽ thấy đời sống người dân miền Bắc lúc bấy giờ khắc khổ như thế nào, với những con đường lầy lội, ngôi nhà nhỏ bé và cuộc sống rất đạm bạc. Đường phố tràn ngập xe đạp, mì gói là món ăn sang trọng, và chỉ quần áo mới có thể dùng vào những dịp lễ Tết.
Trong giai đoạn đầu những năm 2000, các tỉnh miền Nam, mặc dù dân số chỉ bằng một nửa so với miền Bắc, nhưng lại tạo ra 209.000 việc làm, gấp ba lần con số 70.000 việc làm mới ở miền Bắc. Các tỉnh phía Bắc có cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng, bị tụt lại phía sau so với miền Nam. Nhưng chỉ hai thập niên sau, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Những con đường trước đây đầy bụi bặm giờ đã được thay bằng các tuyến phố đông đúc, nhộn nhịp với xe máy, ô tô và những tòa nhà cao tầng. Cả hai bên đường là những mặt bằng kinh doanh trị giá hàng trăm tỷ đồng. Những chung cư cao cấp mọc lên san sát. Đặc biệt, các tỉnh miền Bắc đã có bước đột phá đáng ngạc nhiên với hệ thống đường cao tốc hiện đại được xây dựng, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, những tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh không chỉ bắt kịp mà còn vượt qua nhiều tỉnh miền Nam về kim ngạch xuất khẩu. Thậm chí, có thời điểm tổng kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh đã vượt cả Sài Gòn. Hà Nội, từ một thủ đô nghèo nàn, đã vươn lên trong top đầu thành phố có thu nhập bình quân cao nhất cả nước, khẳng định một cú chuyển mình ngoạn mục mà ít ai có thể ngờ tới. Cú nhảy vọt này, nếu được nhìn nhận trong vài thập niên tới, chắc chắn sẽ trở thành một phần lịch sử của nền kinh tế Việt Nam.
Dưới đây là một số con số đáng suy ngẫm, phản ánh rõ nét sự tăng trưởng mạnh mẽ của miền Bắc trong những năm gần đây. Trong 7 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã có cú bứt phá ngoạn mục khi vượt Sài Gòn về thu ngân sách với 337.000 tỷ đồng, so với 308.000 tỷ đồng của thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đây chỉ là một thời điểm trong năm và không hoàn toàn phản ánh xu hướng lâu dài, nhưng con số này đã phần nào cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong vị thế của hai thành phố lớn nhất cả nước. Nếu trong suốt 30 năm qua Sài Gòn luôn là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, thì giờ đây có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi với Hà Nội dần chiếm lĩnh vị trí này trong tương lai gần.
Miền Bắc cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội ở nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, khu vực này hiện chiếm tới 81% sản lượng ngành điện tử của cả nước, trong khi miền Nam chỉ chiếm 17%. Vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp tới 30% GDP cả nước, với GRDP đầu người đạt 131 triệu đồng, chỉ đứng sau Đông Nam Bộ (166 triệu đồng). Đặc biệt, về tổng thu ngân sách, đồng bằng sông Hồng đã đóng góp 43%, cao hơn so với Đông Nam Bộ, nơi chỉ chiếm 38%. Quảng Ninh, một trong những tỉnh thuộc miền Bắc, hiện đang được đánh giá là có cơ sở hạ tầng tốt nhất trong cả nước với hệ thống giao thông, cảng biển và các khu công nghiệp hiện đại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế.
Giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các vùng kinh tế trọng điểm ở cả miền Nam và miền Bắc để có cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển kinh tế của hai khu vực này và những đóng góp của chúng vào nền kinh tế chung của cả nước. Việt Nam hiện nay được chia thành bốn vùng kinh tế trọng điểm, gồm 24 tỉnh và thành phố. Mỗi vùng có những đặc trưng riêng, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.
Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang chiếm ưu thế về quy mô GRDP. Vùng này bao gồm các tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò là đầu tàu kinh tế của vùng, đã đóng góp hơn một nửa vào GRDP của cả vùng. Tiếp theo là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh, thành như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Hà Nội, với vị trí trung tâm chính trị và kinh tế, đã đóng góp 48,71% vào tổng GRDP của vùng.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, trong đó An Giang đang đóng góp lớn nhất, tương đương 35,87% GRDP toàn vùng. Hiện có bảy tỉnh và thành phố đạt mức tăng trưởng GRDP hai con số, bao gồm Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hải Phòng, Trà Vinh, Hà Nam và Hải Dương. Đặc biệt, bốn trong số bảy tỉnh này nằm ở khu vực miền Bắc, trong khi chỉ có duy nhất Trà Vinh thuộc miền Nam.
Hải Phòng, một thành phố trực thuộc Trung ương, có mức tăng trưởng GRDP đạt 10,32%, đứng ở vị trí thứ tư. Vậy tại sao miền Bắc lại vượt miền Nam về GRDP? Nguyên nhân chính là do khu vực miền Bắc đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Năm 2022, khoảng 48% vốn FDI vào Việt Nam đã đổ vào các khu công nghiệp miền Bắc, chủ yếu là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh. Điều này khác hẳn so với xu hướng đầu tư vào các tỉnh miền Nam như Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh cách đây khoảng 10 năm.
Khi nói đến mức lương bình quân, năm tỉnh có mức lương cao nhất cả nước gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương và Bắc Ninh, trong đó miền Nam có 3/5 tỉnh trong top này, trong khi miền Bắc có 2/5 tỉnh mà thôi. Để so sánh khách quan hơn, chúng ta cùng tìm hiểu về tỷ lệ ngân sách giữ lại hay tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại, là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ mà mỗi tỉnh, thành phố có thể giữ lại và sử dụng ngân sách thu được từ các nguồn thu nội địa, trước khi phần còn lại phải truyền cho ngân sách trung ương. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sự tự chủ tài chính và khả năng phát triển của các địa phương, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các tỉnh có tỷ lệ ngân sách giữ lại cao có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và các chương trình phát triển khác. Ví dụ, Hải Dương (98%), Quảng Ngãi (93%) và Khánh Hòa (90%) có thể sử dụng gần như toàn bộ nguồn thu ngân sách để cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực của họ. Các tỉnh có tỷ lệ ngân sách giữ lại cao cũng có thể hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong khu vực thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay, hỗ trợ đào tạo lao động hoặc xây dựng các khu công nghiệp hiện đại, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư, từ đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ví dụ, Bắc Ninh (71%), Vĩnh Phúc (66%), Quảng Ninh (51%) và Bà Rịa - Vũng Tàu (52%) đã tận dụng tốt ngân sách giữ lại để phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành điện tử và công nghiệp hỗ trợ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm. Tỷ lệ ngân sách giữ lại thấp sẽ khiến các tỉnh thiếu hụt nguồn lực tài chính để phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng. Những tỉnh có tỉ lệ giữ lại thấp, như thành phố Hồ Chí Minh (21%), Hà Nội (32%), mặc dù là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nhưng lại phải chuyển một phần lớn ngân sách cho trung ương, khiến việc đầu tư cho các dự án phát triển hoặc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Ngược lại, các tỉnh như Hải Dương ở miền Bắc (98%) hay Long An ở miền Nam (95%) có thể sử dụng ngân sách để triển khai các chương trình phát triển mạnh mẽ hơn.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thế mạnh khu công nghiệp miền Bắc và miền Nam. Mỗi khu công nghiệp tại các miền của Việt Nam sẽ định hình một thế mạnh từ lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư. Theo dữ liệu từ GMAN and W, tổng diện tích đất dành cho công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện đang ở mức hơn 100.000 ha, tăng vọt so với những năm đầu đổi mới. Năm 1986, khoảng 335 ha tại miền Bắc trong 25 tỉnh và thành phố. Diện tích đất công nghiệp tập trung tại năm tỉnh trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc với khoảng 10.000 ha.
Tuy thị trường công nghiệp khu vực miền Bắc được thành lập sau so với phía Nam, nhưng các tỉnh công nghiệp tại đây lại rất hấp dẫn các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tỉ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp phía Bắc khoảng 80%. Thị trường công nghiệp miền Bắc tỏa sáng nhờ vào việc tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, cơ chế ưu đãi từ chính phủ và chuyển đổi cơ cấu lao động.
Khu vực miền Nam bao gồm 17 tỉnh, thành phố, trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là khu vực kinh tế sôi động nhất toàn quốc. Nguồn cung đất công nghiệp tại năm tỉnh chủ chốt gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu đạt hơn 25.000 ha. Giá thuê đất công nghiệp trung bình cao hơn 20% so với miền Bắc, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu so với các tỉnh còn lại với giá thuê cao gấp đôi Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉ lệ lấp đầy đất khu công nghiệp phía Nam đạt 98%.
Như vậy, lợi thế lớn của miền Bắc là giá đất công nghiệp hiện đang thấp hơn so với miền Nam. Cụ thể, hiện tại ở miền Nam, để thuê được các vị trí chiến lược thuộc các khu vực cấp một, như Bình Dương hay thành phố Hồ Chí Minh, giá đất có thể lên tới 300 đô la Mỹ mỗi mét vuông. Trong khi đó, thị trường phía Bắc chỉ có giá trung bình 180 đô la Mỹ mỗi mét vuông so với các khu vực cấp một như Bắc Ninh. Miền Nam có lợi thế về tỉ lệ lấp đầy cao hơn so với miền Bắc.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự khác nhau về hạ tầng giao thông càng làm rõ sự chênh lệch giữa miền Bắc và miền Nam, đặc biệt là về mạng lưới cao tốc. Giao thông đường bộ hiện vẫn là phương thức vận tải chủ yếu tại Việt Nam, và khả năng kết nối các khu công nghiệp với các thị trường tiêu thụ sẽ quyết định đến hiệu quả logistic. Qua đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh. Đối với miền Bắc, mạng lưới giao thông đường bộ đang ngày càng hoàn thiện với các tuyến cao tốc nối liền Hà Nội và các khu vực sản xuất, đặc biệt là các khu công nghiệp gần biên giới Trung Quốc, giúp miền Bắc trở thành điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài. Đến năm 2024, tổng chiều dài của các tuyến cao tốc khu vực phía Bắc lên đến khoảng 2.313 km, chiếm tỉ lệ lớn hơn so với khu vực phía Nam. Trong khi đó, mặc dù miền Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế với các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, nhưng khu vực này chỉ có khoảng 1.380 km cao tốc sau khi điều chỉnh và bổ sung. Điều này khiến khu vực phía Nam gặp khó khăn hơn trong việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các khu công nghiệp và các trung tâm tiêu thụ lớn. Dù miền Nam đang nỗ lực nâng cấp hạ tầng giao thông, song sự thiếu hụt về số lượng và quy mô cao tốc so với miền Bắc vẫn tạo ra một khoảng cách đáng kể trong khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Tính đến năm 2050, tổng chiều dài của các tuyến cao tốc tại Việt Nam dự kiến lên đến khoảng 9.234 km, với phần lớn các tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành trước năm 2030. Tuy nhiên, sự phân bổ không đều giữa hai miền vẫn là một vấn đề cần được giải quyết để giảm thiểu sự chênh lệch này. Khu vực phía Bắc sẽ tiếp tục chiếm ưu thế với các tuyến cao tốc huyết mạch, giúp thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế miền Bắc. Một trong những yếu tố quan trọng khiến cao tốc miền Bắc được ưu tiên phát triển là vị trí địa lý nằm gần biên giới Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực và là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Các tuyến cao tốc này giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm chi phí logistic, góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ hai là do mô hình đầu tư cao tốc qua hình thức BOT. Trong khi miền Nam chủ yếu phát triển hạ tầng giao thông thông qua ngân sách nhà nước và các dự án công, miền Bắc lại có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp tư nhân thông qua các hình thức đầu tư BOT, xây dựng - khai thác - chuyển giao. Mô hình này giúp huy động nhanh chóng nguồn vốn cho các dự án giao thông mà không phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước.
Thứ ba là do đặc thù địa lý. Miền Nam với mạng lưới sông ngòi dày đặc đã phát triển mạnh mẽ cảng biển để phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa. Sự phát triển này bắt nguồn từ nhu cầu vận tải biển cho các mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với các tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Các cảng biển này đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng và logistic của miền Nam. Vì vậy, thay vì xây dựng các tuyến cao tốc, miền Nam ưu tiên mở rộng và nâng cấp các cảng biển để tiếp nhận lượng hàng hóa ngày càng tăng, đồng thời phát triển các tuyến đường thủy và đường bộ kết nối với các cảng.
Một yếu tố không thể bỏ qua khi phân tích sự chênh lệch trong phát triển cao tốc giữa hai miền là điều kiện tự nhiên. Miền Nam có đặc điểm địa hình phức tạp với nền đất yếu hơn, trong khi đó miền Bắc có địa hình thuận lợi hơn cho việc xây dựng các tuyến cao tốc, với nhiều khu vực đất đai khô ráo và ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập úng hay sụt lún. Nếu bạn đã một lần trải qua hành trình trên các tuyến cao tốc miền Bắc, bạn sẽ dễ dàng nhận ra vì sao những tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng hay Thái Nguyên lại có sự phát triển mạnh mẽ đến vậy. Bắc Ninh, nơi đã trở thành trung tâm sản xuất lớn cho các thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple và Samsung, những chiếc điện thoại Samsung hay AirPods có dòng chữ "Lắp ráp tại Việt Nam" chính là minh chứng cho sự chuyển mình của vùng đất này. Bắc Ninh không chỉ là địa phương xuất khẩu lớn thứ hai của cả nước với 39 tỷ đô la trong năm 2023, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh với 42 tỷ đô la. Thái Nguyên cũng đang là trung tâm công nghiệp điện tử và xuất siêu lớn nhất cả nước.
Thái Nguyên nổi bật với hệ thống giao thông hoàn chỉnh và quỹ đất lớn cho phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn. Thái Nguyên đã trở thành một trung tâm kinh tế với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050. Bắc Giang cũng là một điểm sáng thu hút FDI, đứng đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế, thu hút các tập đoàn lớn như Foxconn và LG. Bắc Giang đang hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, với mục tiêu đạt GRDP bình quân đầu người 9.800 đô la Mỹ vào năm 2030. Đặc biệt là Quảng Ninh, với 7 năm liên tiếp dẫn đầu báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, với chỉ số kinh tế phát triển khá toàn diện như thu hút đầu tư và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai không xa.
Những thông tin trên, dù chưa thể phản ánh đầy đủ mọi yếu tố, nhưng chúng cho thấy một thực tế không thể phủ nhận: miền Bắc trong suốt thập kỷ qua đã có những bước tiến vững chắc về cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, vượt lên trên nhiều khu vực khác. Một trong những cột mốc quan trọng nhất chính là việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Samsung, với tổng số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Không chỉ là một công ty đơn thuần, Samsung còn là một cỗ máy sản xuất khổng lồ, là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển mình của miền Bắc. Trước đây, Trung Quốc là công xưởng của thế giới, chuyên gia công sản phẩm với chi phí rẻ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc chuyển từ một nước gia công giá rẻ sang quốc gia sản xuất tầm trung, các công ty lớn như Samsung bắt đầu tìm kiếm những địa điểm khác để tối ưu hóa chi phí sản xuất, và Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hà Nội, với vị trí chiến lược gần Trung Quốc, lực lượng lao động trẻ và chi phí gia công thấp, đã trở thành điểm đến lý tưởng. Điều này chứng minh rằng sự thay đổi luôn có thể xảy ra, và miền Bắc đã chứng tỏ mình có thể vươn lên bắt kịp và thậm chí vượt qua những thách thức trước mắt.
Vậy, sau các thông tin so sánh về sự phát triển hai miền như trên, chúng ta rút ra kết luận gì? Miền Bắc đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn miền Nam trong vài năm gần đây, nhưng miền Nam vẫn là nền tảng vững chắc, là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Cần lưu ý rằng những con số trên chỉ là một phần nhỏ của bức tranh tổng thể, không thể hoàn toàn mô tả hết sự đa dạng và phức tạp trong quá trình phát triển của mỗi vùng. Vẫn còn rất nhiều yếu tố và biến số ảnh hưởng mà chúng ta cần nhìn nhận, và không có sự so sánh nào là tuyệt đối. Điều quan trọng không phải là chúng ta nhìn đâu là mạnh hơn hay yếu hơn, mà là phải thấy được tiềm năng và sự phát triển vượt bậc ở từng vùng miền. Cả hai miền đều có thế mạnh riêng, và nếu cùng phát huy những điểm mạnh đó, sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng hơn trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã đọc tin - đừng quên chia sẻ trên Facebook, Zalo,Tweeter... và gửi cho bạn bè cùng xem nhé !
Chú ý: ghi nguồn từ Vinathis Finance - vinathis.com
Mời quý bạn đọc đăng gửi bài viết tại chuyên trang TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP - CHUYỂN ĐỔI SỐ - email: bbt.finance@vinathis.com
Chú ý: ghi nguồn từ Vinathis Finance - vinathis.com
Mời quý bạn đọc đăng gửi bài viết tại chuyên trang TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP - CHUYỂN ĐỔI SỐ - email: bbt.finance@vinathis.com