Marketing thương hiệu bạn không nên bỏ qua những kiến thức này.
- Thứ hai - 14/09/2020 08:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Marketing thương hiệu là gì?
Marketing thương hiệu (Brand Marketing) là một trong những hướng đi chủ đạo của Marketing trong giai đoạn hiện nay. Theo tư duy Marketing truyền thống, khái niệm sản phẩm sẽ được tập trung chú ý nhiều nhất, tất cả chiến lược Marketing sẽ xoay quanh khái niệm này. Cha đẻ của ngành Marketing Philip Kotler đã xây dựng cả một bộ lý thuyết về Marketing sản phẩm. Tuy vậy, bước sang thế kỷ 21, nhờ sự tiên phong của các công ty đa quốc gia, mô hình quản lý lấy thương hiệu làm trung tâm bắt đầu được phổ biến rộng rãi, dựa trên hình thức quản lý mới mà Marketing thương hiệu đã ra đời. Nhiệm vụ đặt ra cho Marketing thương hiệu là khiến cho một thương hiệu có giá trị và uy tín tăng cao hơn và ngày càng được người dùng biết tới nhiều hơn.
2. Phân biệt Marketing thương hiệu và Branding
Cần phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm Marketing thương hiệu (Brand Marketing) và Xây dựng thương hiệu (Branding). Xây dựng thương hiệu có mục tiêu cơ bản là mở rộng khả năng nhận diện của thương hiệu đó. Nó chú trọng vào mặt hình thức của thương hiệu, ví dụ như việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu… Trái lại, Marketing thương hiệu lại chú trọng hơn vào công tác quảng bá, chú trọng vào khía cạnh “chiến lược” và quản trị, mang tính toàn diện hơn, có mục tiêu cụ thể hơn là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Phân biệt Marketing thương hiệu và Marketing sản phẩm
Như đã nói ở trên, nền tảng của ngành Marketing hiện nay được xây nên từ cái nền Marketing sản phẩm. Chiến lược này có ưu điểm là tính cụ thể, rõ ràng do đối tượng chỉ là một sản phẩm cụ thể. Nhưng xã hội hiện đại đã đặt ra các yêu cầu mới cho các doanh nghiệp. Tại sao có những người xếp hàng cả ngày chỉ để mua một chiếc Iphone mới phát hành, trong khi họ có thể chờ một thời gian sau để có thể sở hữu chiếc điện thoại đó với giá rẻ hơn rất nhiều? Tại sao có những người luôn phải uống một cốc Starbucks mỗi buổi sáng? Đó chính là kết quả mỹ mãn của chiến lược Marketing thương hiệu được Apple và Starbucks thực hiện.
Các bạn có thể tham khảo thêm:
- Digital Marketing Agency là gì và gồm những bộ phận nào?
- Email Marketing cho người mới bắt đầu.
4. 4 bước của một chiến dịch Marketing thương hiệu
4.1 Nhận diện người dùng
Do làm hài lòng mọi khách hàng là một nhiệm vụ bất khả thi nên ngoài việc nghiên cứu thị trường, bạn cần phải nhận diện được khách hàng trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch Marketing thương hiệu nào để chiến dịch của bạn có hiệu suất thành công lớn hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả. Phương pháp này còn giúp bạn xác định nhóm đối tượng cụ thể để hướng đến, giúp bạn không lãng phí thời gian gây ấn tượng với những người chắc chắn sẽ không mua hàng.
Để có thể thành công trong khâu này, người làm Marketing thương hiệu phải nắm rõ những kiến thức & kỹ năng sau đây:
- Thấu hiểu người dùng: Phải nắm rõ các thông tin của khách hàng cả về mặt nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa điểm, thu nhập…) mà cả các yếu tố “mềm” khác hư thói quen sinh hoạt, lối sống, nhãn hàng ưa thích…
- Phân khúc khách hàng: Chia các khách hàng tiềm năng thành các phân khúc khác nhau dựa trên các thông tin đã tìm hiểu được. Sắp xếp các phân khúc theo thứ tự ưu tiên (có nhiều khả năng mua hàng hay không) để phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý.
- Tìm hiểu Insight: Insight là khái niệm dùng để chỉ những điều thầm kín trong suy nghĩ nhưng có tác động quyết định làm thay đổi hành vi khách hàng. Một người làm Marketing thương hiệu giỏi phải nắm được kỹ năng này.
4.2 Lên chiến lược Marketing thương hiệu
Đây là bước quan trọng nhất trong một chiến dịch Marketing thương hiệu, quyết định hướng đi của cả chiến dịch. Nó xác định cách thương hiệu được người dùng nhớ tới và yêu thích. Các chiến lược cụ thể bao gồm:
- Định vị thương hiệu: Đâu là mục tiêu tiếp thị của chiến dịch Marketing thương hiệu? Nó dựa trên Insight nào? Tại sao khách hàng lại phải lựa chọn thương hiệu? Điều này có ích lợi gì cho họ?
- Tạo danh mục thương hiệu: Do một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau (ví dụ tập đoàn VinGroup sở hữu Vincom, VinPearl, VinMart, VinMec…), họ cần phải xác định các thương hiệu này nắm giữ các vai trò chiến lược ra sao trong chiến lược Marketing thương hiệu tổng thể của công ty mẹ, đâu là thương hiệu chủ lực để được dồn các nguồn tài nguyên?
- Đặt mục tiêu: Từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xác định mục tiêu Marketing thương hiệu để có thể kiểm chứng hiệu quả của chiến dịch mht thương hiệu.
4.3 Thực hiện
Sau khi chiến lược đã được hoạch định, chiến dịch Marketing thương hiệu sẽ được triển khai trên ba trụ cột chính: Phát triển sản phẩm, quảng cáo - PR và kích hoạt thương hiệu.
- Phát triển sản phẩm: Phần lớn các thương hiệu chỉ có thể phát triển khi có các sản phẩm mới được tung ra thị trường. Dù chỉ là một thay đổi nhỏ như ở bao bì sản phẩm (như Coca-Cola) hay thay đổi cả về mặt công thức (như Vinamilk), việc phát triển sản phẩm cũng cần được đầu tư mạnh mẽ.
- Quảng cáo - PR: Trong chiến dịch Marketing thương hiệu, quảng cáo có chức năng mang các thông tin & thông điệp về thương hiệu đến với người dùng, thông qua các kênh truyền thông với mục đích tăng khả năng nhận diện của thương hiệu.
- Kích hoạt thương hiệu: Khác với quảng cáo sử dụng kênh truyền thông để giới thiệu cho thương hiệu, kích hoạt thương hiệu giúp khách hàng có cơ hội trải nghiệm thực sự các sản phẩm, ví dụ như nếm thử món ăn, dùng thử các vật dụng thường dùng…
4.4 Kêu gọi hỗ trợ & kiểm định kết quả
Chiến dịch Marketing thương hiệu luôn cần sự hỗ trợ của các bộ phận khác để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn, cụ thể là Trade Marketing và Sales. Trade Marketing là hành động Marketing cuối cùng, bán hàng trực tiếp cho khách. Còn sales đưa ra kế hoạch & chiến lược phân phối rõ ràng giúp người làm Marketing thương hiệu có thể định hướng rõ ràng hơn.
Đừng bao giờ tiếc chi phí cho khâu kiểm định, thà rằng bạn mất 1 đồng kiểm định còn hơn tiết kiệm 1 đồng để rồi không biết 100 đồng mình chi cho chiến dịch Marketing thương hiệu đã chảy về đâu. Doanh số là thước đo cơ bản nhất, tuy nhiên các chỉ số khác cũng cần được xem xét để đánh giá chính xác hiệu quả & rút kinh nghiệm cho các chiến dịch Marketing thương hiệu sau này.
Như vậy bài viết đã giới thiệu tất cả những gì bạn cần biết về Marketing thương hiệu, từ khái niệm cụ thể, phân biệt với các khái niệm gần tương đồng và các bước cơ bản của một chiến dịch Marketing thương hiệu. Nếu bạn có điều gì còn thắc mắc, hãy đến với Vinathis để các chuyên gia Marketing hàng đầu có thể giải đáp cho bạn nhé!
Chú ý: ghi nguồn từ Vinathis Finance - vinathis.com
Mời quý bạn đọc đăng gửi bài viết tại chuyên trang TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP - CHUYỂN ĐỔI SỐ - email: bbt.finance@vinathis.com