Sự chính trực là yếu tố " quan trọng " trong kinh doanh
- Thứ tư - 05/10/2022 06:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo một cuộc khảo sát do Gallup thực hiện vào năm 2021, lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc là cách thức quản lý của công ty không tạo được sự gắn bó và thuyết phục chứ không phải các vấn đề về phúc lợi hay độ khó của công việc.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu kết nối này đến từ vị trí lãnh đạo bởi sự mâu thuẫn trong hành động và các giá trị mà họ tuyên bố. Trong Quản trị liên văn hoá, PGS.TS Nguyễn Phương Mai gọi điều này là sự “bất hòa nhận thức”.
Vấn đề trên dẫn đến sự giảm sút đáng kể hiệu suất, chất lượng công việc và hình thành nên một đội ngũ “nhân viên zombie” - làm việc như những xác sống. Để cải thiện tình hình, cách tối ưu nhất có thể kể đến là nâng cao hiệu quả lãnh đạo. Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về sự chính trực của một người lãnh đạo - yếu tố thống nhất các giá trị của một doanh nghiệp.
Khái niệm “chính trực” (integrity) xuất phát từ tiếng Latin là “integer”, có nghĩa là hoàn hảo hay trọn vẹn. Có thể hiểu rằng, chính trực là một dạng tính cách, một trạng thái nội tâm hướng đến những điều tốt đẹp từ sự trung thực và thẳng thắn. Ngoài ra, chính trực là sự hội tụ và kết nối giữa các yếu tố: lời nói đi đôi với hành động, coi trọng danh dự và sự bền vững của các giá trị mà một cá nhân theo đuổi.
Tôi ví sự chính trực như thể không khí mà ta hít thở hàng ngày. Bởi chúng ta luôn cần nó, cảm nhận được nó mà không bao giờ nhìn thấy nó. Tiểu thuyết gia người Anh C.S Lewis từng viết: “Chính trực là làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai ở đó”. Vì vậy, đây cũng là giá trị cốt lõi mà tôi luôn theo đuổi trong hành trình lãnh đạo doanh nghiệp của mình.
Với chủ trương tôn trọng sự thật và nhất quán giữa lời nói và hành động, tôi biến chính trực trở thành “DNA” - yếu tố duy trì mọi hoạt động (sống) của doanh nghiệp. Bằng cách xem bản thân là một người làm mẫu, tôi luôn giữ vững sự chính trực trong việc quản trị nhân sự, trong tương tác với các đối tác và khách hàng. Duy trì và xây dựng sự chính trực giúp tôi có được những người cộng sự rất đáng tin cậy. Từ đó, tôi có thể tự tin giao quyền và yên tâm về hiệu quả công việc khi đội ngũ tự vận hành.
Vậy, điều gì xảy ra khi một người lãnh đạo không có sự chính trực?
Arthur Andersen - cái tên từng thuộc một trong 5 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (cùng với PricewaterhouseCoopers, Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young và KPMG), có văn phòng tại hơn 84 quốc gia với trụ sở tại Chicago. Vào thời kỳ đỉnh cao (giai đoạn 2001-2002), doanh thu hàng năm của công ty lên đến 900 triệu USD.
Thế nhưng, mọi thành tựu sụp đổ, 85.000 người mất việc làm chỉ vì lãnh đạo đánh đổi sự chính trực với đồng tiền. Vào thời điểm xảy ra vụ bê bối lớn tại Mỹ, Arthur Andersen đã hoạt động được gần 89 năm. Thật trớ trêu khi công ty hoạt động với phương châm “Nghĩ ngay, nói thẳng” (Think straight, talk straight) lại tiếp tay công ty năng lượng Enron thao túng báo cáo tài chính và thực hiện các sai phạm liên quan đến việc thiếu trung thực trong kiểm toán.
Tôi cho rằng, một người lãnh đạo không chính trực sẽ không thể dẫn dắt và có được một đội ngũ chính trực. Khoảng ba tháng gần đây, tôi và các cộng sự rất đau đầu về câu chuyện thu hồi công nợ từ một chủ đầu tư mà chúng tôi làm nội thất cho họ. Sau nhiều lần hứa hẹn, thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm, đến nay họ vẫn chưa thanh toán bất kì một khoản nợ nào cho chúng tôi. Bây giờ, họ đã nằm trong blacklist (danh sách đen) - danh sách của những khách hàng mà chúng tôi từ chối phục vụ cho những lần tiếp theo. Khi chính người lãnh đạo không quan tâm đến chữ tín, không đốc thúc cấp dưới của mình giải quyết mọi việc rõ ràng, minh bạch thì tương lai của doanh nghiệp sẽ như thế nào? Đó là một câu hỏi lớn và lời đáp nằm ở sự chính trực trong kinh doanh.
Thiếu vắng sự chính trực sẽ hủy hoại mọi nỗ lực gây dựng niềm tin với người khác. Đây là một đức tính, một giá trị đạo đức cần được nhận thức, rèn giũa và bồi đắp. Nhiều doanh nghiệp dùng rất nhiều kinh phí đầu tư cho việc định vị thương hiệu, marketing, quảng bá sản phẩm… nhưng lại không chính trực trong các hoạt động kinh doanh, bộc lộ những mâu thuẫn trong việc tuyên bố các giá trị tốt đẹp và thực thi chúng. Chính trực không chỉ là sự trung thực và can đảm trước sự thật mà còn là việc giữ vững chữ tín và cam kết thực hiện các kỳ vọng. Thời gian gần đây, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười xoay quanh vấn đề này. Đơn cử như có những người lãnh đạo tỏ ra rất coi trọng việc kiến tạo những giá trị tốt đẹp, đổi mới cho doanh nghiệp của họ nhưng lại không có những hành động cụ thể. Các chính sách được đưa ra nhưng không hề có sự thay đổi nào, các chế độ được hoạch định nhưng lại không triển khai thực hiện…
Tựu trung lại, một người lãnh đạo không có sự chính trực không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và phẩm giá của riêng họ mà còn đem lại những hệ lụy không nhỏ cho doanh nghiệp. Tôi tin rằng để bất kì thay đổi lớn nào có thể xảy ra, mỗi hành động nhỏ đều cần được người lãnh đạo thực hiện một cách tận tâm. Có một câu rất hay: “Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới.” (TS. Đặng Hoàng Giang).
Vấn đề trên dẫn đến sự giảm sút đáng kể hiệu suất, chất lượng công việc và hình thành nên một đội ngũ “nhân viên zombie” - làm việc như những xác sống. Để cải thiện tình hình, cách tối ưu nhất có thể kể đến là nâng cao hiệu quả lãnh đạo. Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về sự chính trực của một người lãnh đạo - yếu tố thống nhất các giá trị của một doanh nghiệp.
Khái niệm “chính trực” (integrity) xuất phát từ tiếng Latin là “integer”, có nghĩa là hoàn hảo hay trọn vẹn. Có thể hiểu rằng, chính trực là một dạng tính cách, một trạng thái nội tâm hướng đến những điều tốt đẹp từ sự trung thực và thẳng thắn. Ngoài ra, chính trực là sự hội tụ và kết nối giữa các yếu tố: lời nói đi đôi với hành động, coi trọng danh dự và sự bền vững của các giá trị mà một cá nhân theo đuổi.
Tôi ví sự chính trực như thể không khí mà ta hít thở hàng ngày. Bởi chúng ta luôn cần nó, cảm nhận được nó mà không bao giờ nhìn thấy nó. Tiểu thuyết gia người Anh C.S Lewis từng viết: “Chính trực là làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai ở đó”. Vì vậy, đây cũng là giá trị cốt lõi mà tôi luôn theo đuổi trong hành trình lãnh đạo doanh nghiệp của mình.
Với chủ trương tôn trọng sự thật và nhất quán giữa lời nói và hành động, tôi biến chính trực trở thành “DNA” - yếu tố duy trì mọi hoạt động (sống) của doanh nghiệp. Bằng cách xem bản thân là một người làm mẫu, tôi luôn giữ vững sự chính trực trong việc quản trị nhân sự, trong tương tác với các đối tác và khách hàng. Duy trì và xây dựng sự chính trực giúp tôi có được những người cộng sự rất đáng tin cậy. Từ đó, tôi có thể tự tin giao quyền và yên tâm về hiệu quả công việc khi đội ngũ tự vận hành.
Vậy, điều gì xảy ra khi một người lãnh đạo không có sự chính trực?
Arthur Andersen - cái tên từng thuộc một trong 5 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (cùng với PricewaterhouseCoopers, Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young và KPMG), có văn phòng tại hơn 84 quốc gia với trụ sở tại Chicago. Vào thời kỳ đỉnh cao (giai đoạn 2001-2002), doanh thu hàng năm của công ty lên đến 900 triệu USD.
Thế nhưng, mọi thành tựu sụp đổ, 85.000 người mất việc làm chỉ vì lãnh đạo đánh đổi sự chính trực với đồng tiền. Vào thời điểm xảy ra vụ bê bối lớn tại Mỹ, Arthur Andersen đã hoạt động được gần 89 năm. Thật trớ trêu khi công ty hoạt động với phương châm “Nghĩ ngay, nói thẳng” (Think straight, talk straight) lại tiếp tay công ty năng lượng Enron thao túng báo cáo tài chính và thực hiện các sai phạm liên quan đến việc thiếu trung thực trong kiểm toán.
Tôi cho rằng, một người lãnh đạo không chính trực sẽ không thể dẫn dắt và có được một đội ngũ chính trực. Khoảng ba tháng gần đây, tôi và các cộng sự rất đau đầu về câu chuyện thu hồi công nợ từ một chủ đầu tư mà chúng tôi làm nội thất cho họ. Sau nhiều lần hứa hẹn, thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm, đến nay họ vẫn chưa thanh toán bất kì một khoản nợ nào cho chúng tôi. Bây giờ, họ đã nằm trong blacklist (danh sách đen) - danh sách của những khách hàng mà chúng tôi từ chối phục vụ cho những lần tiếp theo. Khi chính người lãnh đạo không quan tâm đến chữ tín, không đốc thúc cấp dưới của mình giải quyết mọi việc rõ ràng, minh bạch thì tương lai của doanh nghiệp sẽ như thế nào? Đó là một câu hỏi lớn và lời đáp nằm ở sự chính trực trong kinh doanh.
Thiếu vắng sự chính trực sẽ hủy hoại mọi nỗ lực gây dựng niềm tin với người khác. Đây là một đức tính, một giá trị đạo đức cần được nhận thức, rèn giũa và bồi đắp. Nhiều doanh nghiệp dùng rất nhiều kinh phí đầu tư cho việc định vị thương hiệu, marketing, quảng bá sản phẩm… nhưng lại không chính trực trong các hoạt động kinh doanh, bộc lộ những mâu thuẫn trong việc tuyên bố các giá trị tốt đẹp và thực thi chúng. Chính trực không chỉ là sự trung thực và can đảm trước sự thật mà còn là việc giữ vững chữ tín và cam kết thực hiện các kỳ vọng. Thời gian gần đây, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười xoay quanh vấn đề này. Đơn cử như có những người lãnh đạo tỏ ra rất coi trọng việc kiến tạo những giá trị tốt đẹp, đổi mới cho doanh nghiệp của họ nhưng lại không có những hành động cụ thể. Các chính sách được đưa ra nhưng không hề có sự thay đổi nào, các chế độ được hoạch định nhưng lại không triển khai thực hiện…
Tựu trung lại, một người lãnh đạo không có sự chính trực không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và phẩm giá của riêng họ mà còn đem lại những hệ lụy không nhỏ cho doanh nghiệp. Tôi tin rằng để bất kì thay đổi lớn nào có thể xảy ra, mỗi hành động nhỏ đều cần được người lãnh đạo thực hiện một cách tận tâm. Có một câu rất hay: “Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới.” (TS. Đặng Hoàng Giang).
Cảm ơn bạn đã đọc tin - đừng quên chia sẻ trên Facebook, Zalo,Tweeter... và gửi cho bạn bè cùng xem nhé !
Chú ý: ghi nguồn từ Vinathis Finance - vinathis.com
Mời quý bạn đọc đăng gửi bài viết tại chuyên trang TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP - CHUYỂN ĐỔI SỐ - email: bbt.finance@vinathis.com
Chú ý: ghi nguồn từ Vinathis Finance - vinathis.com
Mời quý bạn đọc đăng gửi bài viết tại chuyên trang TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP - CHUYỂN ĐỔI SỐ - email: bbt.finance@vinathis.com