TÀI CHÍNH - CÔNG NGHỆ - DOANH NGHIỆP - VINATHIS NETWORK

http://vinathis.com/news


Công chức Trung Quốc sẽ nhận lương bằng CBDC

Ngày 22/4, Sở Tài chính thành phố Trường Thục (Changshu) thuộc Tô Châu, Trung Quốc thông báo triển khai trả lương cho công chức bằng đồng Nhân dân tệ số (e-CNY) từ tháng 5. Các đối tượng bao gồm cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị công lập ở tất cả các cấp.
CBDC là gì - Trung quốc là quốc gia đầu tiên áp dụng thanh toán lương

Nhân viên tại một bệnh viện trong thành phố đã xác nhận họ sẽ nhận lương bằng đồng e-CNY từ tháng 5 thông qua các thiết bị đầu cuối tự phục vụ.

Ông Su Xiaorui, cố vấn cấp cao ngành tài chính tại Analysys, cho biết việc triển khai trả lương bằng e-CNY là một trong những hành động điển hình của quá trình mở rộng liên tục quy mô áp dụng CBDC ở lĩnh vực công tại Trung Quốc.
 

“Tương lai đồng e-CNY có thể tăng điểm và mở rộng phạm vi đối với lĩnh vực thanh toán trong nước và xuyên biên giới. Dự kiến nhiều thành phố sẽ xem Trường Thục là hình mẫu tham khảo để tích hợp CBDC vào hệ thống trả lương cho nhân viên, ông Su nhận định.

Thành phố Trường Thục từng xây dựng và quảng bá các kịch bản về việc triển khai đồng e-CNY trong nhiều lĩnh vực như giao thông công cộng, thanh toán tiêu dùng, thanh toán y tế,… Từ tháng 10/2022, một bộ phận công chức tại thị trấn Meili đã được nhận phụ cấp đi lại bằng đồng e-CNY.

Trước Trường Thục, một số cơ quan nhà nước ở quận Xương Thành và thành phố Đại Tòng của Tô Châu đã trả lương cho nhân viên bằng đồng e-CNY.
 

Trung Quốc đi đầu tích hợp CBDC

Hiện phạm vi thí điểm đồng e-CNY đã mở rộng ra 17 tỉnh (thành phố) tại Trung Quốc. Sự thâm nhập vào các lĩnh vực như thời trang, thực phẩm, bất động sản và giao thông tiếp tục gia tăng. Không chỉ Giang Tô, từ đầu năm nhiều nơi trên cả nước đã triển khai chương trình thí điểm e-CNY tùy theo điều kiện thực tế.

Vào tháng 3, Văn phòng Tổng hợp của Chính quyền Nhân dân tỉnh Giang Tô đã ban hành ‘Kế hoạch thí điểm đồng e-CNY của tỉnh’, nêu rõ việc thí điểm sẽ được thực hiện một cách ổn định và có trật tự, cố gắng hình thành một dịch vụ thuận tiện, hiệu quả, có phạm vi ứng dụng rộng rãi, hướng tới một hệ thống thân thiện và hoàn chỉnh vào cuối năm 2025.

Trước đó, Cục quản lý và Giám sát Tài chính Thâm Quyến đã ban hành kế hoạch đẩy nhanh xây dựng Trung tâm quản lý tài sản quốc tế Thâm Quyến, yêu cầu thúc đẩy thí điểm e-CNY và liên kết với đặc khu hành chính Hồng Kông để quản lý tài sản số, cũng như thí điểm thanh toán xuyên biên giới bằng e-CNY.

Ngoài ra, các tỉnh thành khác như Tế Nam, Chiết Giang cũng ban hành các kế hoạch triển khai thúc đẩy phát triển công nghệ tài chính, cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tích hợp e-CNY vào các hệ thống thanh toán, gia tăng quy mô áp dụng.

Cuối năm 2022, Trung Quốc đã tặng hơn 180 triệu e-CNY (khoảng 26,5 triệu USD) cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán nhằm thúc đẩy tiến trình áp dụng CBDC. Tuy nhiên cư dân tại Hồng Kông vẫn chưa đón nhận làn sóng này, trong ngày đầu ra mắt ví e-CNY tại đây chỉ có 625 người đăng ký.
 

CDBC là viết tắt của cụm từ "Central Bank Digital Currency" (tiền điện tử của Ngân hàng trung ương). CDBC là một loại tiền điện tử được phát hành và quản lý bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia dựa trên công nghệ Blockchain. CDBC có thể được sử dụng như tiền mặt để thanh toán các giao dịch kinh tế và được phân phối thông qua các kênh số như Internet và điện thoại di động.
CDBC được xem là một trong những phương tiện thanh toán tiện lợi và an toàn hơn so với các hình thức thanh toán truyền thống. Với CDBC, người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần phải sử dụng các dịch vụ trung gian như các ngân hàng thương mại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, CDBC còn giúp tăng tính minh bạch và tránh được việc lạm dụng tiền tệ, bởi vì tất cả các giao dịch được lưu trữ và kiểm soát bởi ngân hàng trung ương.
 
What is central bank digital currency CBDC
Mô hình CBDC quản lý trực tiếp từ ngân hàng trung ương.

Tác giả bài viết: Vinathis Finance

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây