TÀI CHÍNH - CÔNG NGHỆ - DOANH NGHIỆP - VINATHIS NETWORK

http://vinathis.com/news


Singapore trở thành trung tâm về sáng tạo và khởi nghiệp như thế nào?

Là một đảo quốc bé nhỏ chỉ 5,4 triệu dân mới chính thức giành độc lập từ năm 1965 nhưng Singapore lại luôn được xếp trong danh sách những quốc gia sáng tạo nhất thế giới và sở hữu hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động bậc nhất khu vực với tổng cộng hơn 42.000 startup (trong đó có 5200 startup công nghệ)
Singapore trở thành trung tâm về sáng tạo và khởi nghiệp như thế nào?

cũng có nghĩa là cứ hơn 100 người Singapore bất kỳ thì lại có một người sáng lập startup (*). Đâu là công thức thành công của "quốc gia khởi nghiệp" thế hệ mới này?

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 2.

Thời điểm năm 2010, các quỹ đầu tư công nghệ nước ngoài vẫn còn dè chừng về một "Singabore" tẻ nhạt chỉ được biết đến với các sòng bạc, Universal Studios, công viên hải dương lớn nhất Châu Á hay khu vườn nhân tạo Gardens by the Bay. Lời biện minh thường thấy ở họ là "Người Mỹ và Israel bản chất vốn đã sáng tạo sẵn rồi, người Singapore thì không. Thử kể một vài công ty công nghệ nổi tiếng của Sing đi? Tôi còn chẳng nặn ra nổi một cái tên." 

Scott Anthony, giám đốc công ty tư vấn chiến lược Innosight (Mỹ) từng chia sẻ về lần đầu tiên ông đặt chân đến đảo quốc sư tử tìm kiếm cơ hội năm 2010 rằng "Tìm được những công ty tốt để đầu tư là rất khó. Các startup từng thuyết trình với chúng tôi phần lớn đều mông lung về kế hoạch kinh doanh, thậm chí một số còn quá ngây ngô nữa." 

Thế nhưng chỉ đến năm 2015 thôi, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Đảo quốc này đang là nhà của hàng trăm startup thú vị, trong đó phần lớn đang hoạt động trong khu Burpple - cái nôi của khởi nghiệp tại Singapore.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 3.

Những năm 2010-2011, phải vài tháng một lần người ta mới được nghe tin một startup mới nhận đầu tư, còn thoái vốn (thu vốn về bằng cách lên sàn hay sáp nhập vào một công ty khác) thì thường mỗi năm chỉ có 1-2 lần. Trong khi đó, hiện nay, hầu như tuần nào giới khởi nghiệp cũng chứng kiến các khoản đầu tư đầu lớn nhỏ được rót cho startup của Singapore, và thoái vốn thì cũng không dưới 10 thương vụ một năm. Đầu tư mạo hiểm vào mảng công nghệ tại đây đã leo thang nhanh chóng với tốc độ vượt mặt cả các trung tâm khởi nghiệp Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong. 

 Có vẻ như Singapore đã ý thức rõ những hạn chế của thời kỳ startup chưa nở rộ và nỗ lực dùng mọi cách để khắc phục. Khi mà hàng loạt chính phủ trên thế giới cũng đang ra sức khuyến khích phong trào khởi nghiệp để thúc đẩy việc làm cũng như toàn bộ nền kinh tế, Singapore đã làm gì để vươn lên top đầu Châu Á?

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 4.
[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 5.

Kể từ khi Phòng Phát triển Singapore được thành lập hơn 50 năm về trước, mục tiêu hàng đầu của cơ quan này đã là tập trung chủ yếu vào sứ mệnh tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút các công ty đa quốc gia và khuyến khích các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu để giúp đảo quốc nghèo nàn tài nguyên này có thể vươn lên sau khi giành độc lập. 

Ngay từ thập niên 1960-1970, Singapore đã trở thành thánh địa sản xuất hàng hóa chi phí thấp. Dần dần, đảo quốc bé nhỏ nâng hạng mình lên trong chuỗi giá trị, chuyển sang sản xuất thiết bị điện tử và bán dẫn, đồng thời đẩy bớt các trung tâm sản xuất giá rẻ sang những nước đi sau trong khu vực để biến mình thành nơi tập trung các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 6.

Khi kinh tế nước này đã khởi sắc, sứ mệnh của Phòng Phát triển Singapore lại xoay sang thúc đẩy đổi mới sáng tạo với phương châm biến Singapore trở thành một "miền đất hứa" – "miền đất của các doanh nghiệp, miền đất của đổi mới sáng tạo và miền đất của nhân tài." Những điều này được thực hiện ra sao?

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 7.

Từ trước đến nay, Singapore vẫn luôn góp mặt trong nhóm các quốc gia dễ dàng hoạt động kinh doanh nhất. Mọi điều kiện để doanh nghiệp sinh sôi phát triển dường như đã được dọn sẵn tại đây. Bạn có thể thành lập công ty mới chỉ trong vài giờ, nếu không muốn nói là vài phút. Bản quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng; chính sách và luật pháp cũng rất minh bạch. 

Đảo quốc sư tử cũng thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao và có ý định khởi nghiệp từ các quốc gia khác. Với một số chính sách như visa nhập cư cho các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp tại Singapore với điều kiện không quá khắt khe; quy định yêu cầu sinh viên nước ngoài vay tiền chính phủ để đi học tại các trường công lập danh tiếng của Singapore ở lại nước này làm việc ít nhất 3 năm sau khi tốt nghiệp, thủ tục hành chính nhanh gọn,…, đảo quốc sư tử đã từng bước biến mình thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nhân tiềm năng từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và cả Việt Nam.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 8.

Là trung tâm tài chính mà rất nhiều cư dân từ các nước láng giềng muốn nhập cư, quốc gia này cũng có những chiến lược rõ ràng để “gạn đục khơi trong” nguồn nhân lực. Để tiếp tế lao động cho nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật, Singapore chỉ yêu cầu mức lương tối thiểu 1.500 USD (thấp hơn nhiều so với các nhóm ngành khác) để những nhân sự ngành này có thể xin visa tới làm việc. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức,… luôn được ưu tiên trong xét tuyển visa làm việc tại Singapore, còn lao động tốt nghiệp từ những nền giáo dục khác lại phải được các công ty Singapore bảo trợ với mức lương cao hơn mới có thể ở lại làm việc.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 9.

Rất nhiều quốc gia từng nỗ lực "nhái" lại trung tâm khởi nghiệp số một thế giới - Thung lũng Silicon - nhưng hầu như chưa gặt hái được mấy thành công. Những động lực thúc đẩy khởi nghiệp từng hiệu quả ở những khu vực và thời điểm nhất định thường sẽ khó lòng phát huy được ở những nền kinh tế khác hay thời điểm khác. Các mô hình copycat như "Silicon Pyramid" của Ai Cập hay "Tsukuba Science City" của Nhật cuối cùng đều chẳng đi đến đâu. Lý do là bởi chỉ đầu tư nhiều tiền vào xây dựng các khu phức hợp công nghệ cao hay cắt giảm thuế thôi là chưa đủ nếu thiếu vắng vốn đầu tư mạo hiểm - nhân tố quyết định trong sự hình thành và phát triển của một hệ sinh thái khởi nghiệp. Không có những khoản vốn hỗ trợ, các startup sẽ không thể "move fast and break things" - bành trướng nhanh chóng và trở thành tên tuổi lớn trên thị trường.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 10.

Để khắc phục điều này, Singapore đã đưa ra một sáng kiến thông minh trong nỗ lực thu hút vốn đầu tư cho khởi nghiệp. Năm 2010, chính phủ khởi động chương trình Technology Incubation Scheme như một mũi tên trúng hai đích: Vừa hỗ trợ startup mới, vừa tạo đà cho các dòng vốn mạo hiểm nước ngoài chảy vào Singapore. Chương trình này cho phép các quỹ ngoại nhận vốn đối ứng từ chính phủ khi cần bỏ ra 15%, chính phủ sẽ rót 85% số vốn còn lại để đầu tư vào các startup nước này. Các nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng mua lại lượng cổ phần do chính phủ sở hữu bất cứ lúc nào. Sự hào phóng đó đã dẹp bớt nỗi lo cho nhiều quỹ đầu tư phương Tây chưa có kinh nghiệm hay danh mục ấn tượng tại thị trường Đông Nam Á. Kết quả là chỉ từ năm 2011 đến 2013, vốn mạo hiểm đổ vào đảo quốc bé nhỏ này đã tăng từ 27,9 triệu USD lên đến gần 2 tỷ USD.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 11.

Trong khi đầu tư vào Trung Quốc có xu hướng giảm dần, đầu tư vào Singapore lại tăng mạnh và đang vượt mặt nhiều trung tâm khởi nghiệp khác trong khu vực.

Những năm qua, giới đầu tư taoàn cầu cũng chứng kiến một Singapore trỗi dậy thành thiên đường thuế mới ở phương đông với mức thuế giảm mạnh qua từng năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ ở mức 9% với công ty có doanh thu dưới 222.000 USD và cao nhất là 17% cho công ty có doanh thu vượt 2 triệu USD.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 12.

Các công ty khởi nghiệp cũng được miễn thuế cho 100.000 USD doanh thu đầu tiên trong 3 năm đầu hoạt động. Ngay cả sau giai đoạn startup, khi doanh thu các công ty này đã lên đến 330.000 USD thì họ vẫn được giảm thuế và chỉ phải đóng ở mức 8,5%. Hấp dẫn hơn, các nhà sáng lập hay cổ đông của startup được miễn hoàn toàn thuế đánh vào lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phần hay công ty. Đây cũng là một trong những lý do không ít doanh nhân các nước trong khu vực không chọn nước bản địa của mình mà lại quay sang Singapore để đăng ký thành lập công ty.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 13.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có xuất thân khá giả hơn có xu hướng khởi nghiệp nhiều hơn bởi họ đã có gia đình làm bệ đỡ vững chắc trong trường hợp thất bại. Những năm trước đây, tuy thu nhập bình quân của các hộ gia đình Singapore đã ở mức cao trên thế giới nhưng nhiều người tài năng sáng giá vẫn chọn con đường đi làm cho chính phủ hoặc các công ty, tổ chức lớn chứ chưa dám mạo hiểm với startup.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 14.

Cũng vì vậy mà chính phủ nước này đã ra sức nhấn mạnh tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với nền kinh tế cũng như xóa bỏ quan niệm cũ và kêu gọi người dân tham gia startup. Những nỗ lực được thể hiện từ những bài post trên Facebook của Thủ tướng Lý Hiển Long (ông thậm chí còn rất yêu thích dịch vụ Uber), các chương trình đưa hàng ngàn sinh viên xuất sắc sang thực tập tại Thung lũng Silicon hay các show truyền hình khuyến khích khởi nghiệp trên kênh của công ty truyền thông do chính phủ sở hữu MediaCorp.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 15.

Bất cứ ai quan tâm đến khởi nghiệp có lẽ không nên bỏ qua khu tổng hành dinh của hàng trăm startup công nghệ JTC LaunchPad @ One-North mỗi khi ghé thăm Singapore.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 16.

Từ một khu công nghiệp cũ xuống cấp, chính phủ Singapore đã cải tạo và biến JTC LaunchPad thành một trung tâm khởi nghiệp sôi động bậc nhất nước này. Tận dụng được lợi thế gần gũi các trường đại học nổi tiếng như NUS hay INSEAD, tòa nhà đầu tiên mang tên Block 71 đã phát huy sức mạnh và trở thành nhà của hơn 100 startup.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 17.

Bên trong Block 71, các công ty hoạt động hăng say, được miễn phí sử dụng wifi, điện nước, đồ ăn và tham gia các chương trình tổ chức tại đây chỉ với một mức giá thuê ưu đãi. Điều đặc biệt ở Block 71 là ngoài các công ty khởi nghiệp công nghệ, hầu hết các thành tố khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp như các nhà đầu tư, sự kiện lớn hay các vườn ươm và chương trình tăng tốc khởi nghiệp cũng đều hiện diện tại đây. Mỗi tháng một lần, Block 71 lại tổ chức một ngày hội "Investor Day" quy tụ khoảng 20-30 nhà đầu tư trong và ngoài nước để các startup có cơ hội thuyết trình gọi vốn cho sản phẩm của mình. Sự sôi động ở đây không chỉ tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn đầu tư và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp mà còn giúp họ dễ dàng chia sẻ, học hỏi kỹ năng và công nghệ với các startup "cùng nhà".

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 18.
[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 19.

Sau thử nghiệm ban đầu thành công với tòa nhà Block 71, chính phủ Singapore đã quyết định mở rộng JTC Launchpad sang các tòa Block 73 cho những startup non trẻ hơn, Block 79 cho các vườn ươm khởi nghiệp trong lĩnh vực y sinh nhằm thương mại hóa các công trình của trung tâm nghiên cứu A*STAR cách đó không xa. Dự kiến tới năm 2017, khu vực này sẽ tiếp tục mở thêm các tòa Block 77, Block 75 và Block 81 để trở thành trụ sở của khoảng 750 startup. Rõ ràng, những khu phức hợp như JTC Launchpad đã khiến cho việc đứng ra khởi nghiệp chẳng còn là điều gì quá khó khăn với hàng tá thứ phải lo lắng nữa, và chắc chắn tham vọng của chính phủ Singapore không chỉ dừng lại ở JTC.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 20.

Được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển, khởi nghiệp tại Singapore chỉ có một điểm yếu lớn nhất là thị trường nội địa quá nhỏ (5,4 triệu dân) nên không có được lợi thế như các hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bắc Kinh hay Thượng Hải. Chính vì vậy mà hiện Singapore chưa nhiều công ty quy mô cỡ Alibaba hay Tencent. 

Tuy nhiên, các startup nước này lại biết tận dụng rất tốt lợi thế gần gũi với các thành phố tiêu dùng lớn hơn trong khu vực và sử dụng Singapore như một bàn đạp tiến công vào thị trường màu mỡ này. Hãy cùng điểm qua một số cái tên nổi bật cũng như những ngôi sao đang lên trong giới khởi nghiệp công nghệ nước này.

[Magazine] Từ một quốc gia tẻ nhạt, Singapore đã trở thành công viên startup kỳ thú như thế nào - Ảnh 21.
Bài viết:
Ngọc Đỗ
Thiết kế:
Ánh Tuân
Theo Trí Thức Trẻ

Tác giả bài viết: vinathis.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây