TÀI CHÍNH - CÔNG NGHỆ - DOANH NGHIỆP - VINATHIS NETWORK

http://vinathis.com/news


Vì sao Go-Jek rút khỏi thị trường Việt Nam ?

Ngày 16 tháng 9, 2024 tới đây, hãng gọi xe công nghệ Go-Jek đến từ Indonesia sẽ ra thông báo sẽ chính thức về việc rút khỏi thị trường Việt Nam. Nguyên nhân nào dẫn đến việc thoái lui này khỏi thị trường Việt Nam của hãng xe công nghệ lớn hàng đầu Đông Nam Á này ? hãy cùng chúng tôi xem qua nội dung dưới đây nhé.
Vì sao Go-Jek rút khỏi thị trường Việt Nam ?

Gojek là nền tảng gọi xe và giao đồ ăn được thành lập tại Indonesia vào năm 2010. Tháng 8/2018, Gojek tham gia vào thị trường Việt Nam dưới hình thức bắt tay về công nghệ với GoViet. Từ ngày 5/8/2020, GoViet chính thức trở thành Gojek Việt Nam.

Về tình hình tài chính toàn cầu của Go-Jek:

Go-Jek (hiện đã hợp nhất thành Gojek) là một trong những công ty công nghệ lớn nhất Đông Nam Á với hoạt động rộng khắp ở nhiều quốc gia. Về mặt tài chính, công ty đã trải qua nhiều thay đổi lớn trong những năm qua, bao gồm việc hợp nhất với Tokopedia để tạo thành GoTo Group vào năm 2021. GoTo Group đặt mục tiêu mở rộng hoạt động và dịch vụ từ giao thông vận tải, giao đồ ăn, đến dịch vụ tài chính số.

Mặc dù đã huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế như Google, Tencent, và Temasek, GoTo Group vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo báo cáo gần đây, trong năm 2024, công ty này tiếp tục đối diện với áp lực về doanh thu và lợi nhuận, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành dịch vụ giao nhận và gọi xe công nghệ ở các thị trường chính như Indonesia và Việt Nam. Chi phí hoạt động cao, sự giảm sút trong tỷ lệ sử dụng dịch vụ, và sự cạnh tranh từ các đối thủ như Grab và Be đã khiến cho GoTo gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Về nguyên nhân Go-Jek rút khỏi thị trường Việt Nam

Theo thông tin truyền thông, thì ngày 16 tháng 9, 2024, Go-Jek thông báo sẽ chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam. Nguyên nhân chính của quyết định này liên quan đến sự cạnh tranh gay gắt và những thách thức đặc thù của thị trường. Thị trường gọi xe tại Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhưng cũng trở nên bão hòa và cạnh tranh khốc liệt với sự hiện diện của nhiều đối thủ lớn như Grab, Be, và đặc biệt là Xanh SM. Các yếu tố như yêu cầu tuân thủ pháp lý tăng cao, chi phí vận hành cao, và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân đã góp phần làm cho thị trường trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp.

Xét về quy mô và mức độ cạnh tranh của thị trường gọi xe tại Việt Nam

Thị trường gọi xe tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt giá trị 4 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 16% từ 2020 đến 2025. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường vào năm 2020, khi Xanh SM chưa ra mắt, thì Grab là công ty dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 75% thị phần, cùng với các đối thủ chính khác bao gồm Be và Go-Jek (Go-Viet). Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng khi vào ngày 14 tháng 3 năm 2023 Xanh SM chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, với chiến lược " của nhà làm được " Xanh SM đã nhanh chóng phủ sóng và chiếm lĩnh thị trường nội địa với đội xe điện chất lượng cao, giá cước tốt, và phủ nhanh, yếu tố giao thông công cộng xanh, phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường toàn cầu, đã giúp Xanh SM nhanh chóng chiếm gần 50% thị phần gọi xe công nghệ. Cùng với đó là quy định pháp lý thay đổi tại VN đã khiến chi phí tuân thủ và thuế tăng lên đáng kể, gây áp lực tài chính đối với các công ty. Các yếu tố này đã góp phần làm cho các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược hoặc thậm chí rút khỏi thị trường nếu không thể duy trì hoạt động có lãi​.

Việc Go-Jek rút khỏi thị trường Việt Nam phản ánh những thách thức to lớn mà các công ty công nghệ phải đối mặt trong ngành dịch vụ gọi xe đang phát triển nhanh chóng nhưng cũng rất cạnh tranh này. Thị trường Việt Nam, với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty như Xanh SM, Be... đã xây dựng được mạng lưới mạnh mẽ và khả năng thích nghi nhanh với thay đổi, đã tạo ra một môi trường khắc nghiệt mà không phải công ty nào cũng có thể tồn tại và phát triển được. Quyết định rút lui của Go-Jek có thể sẽ là một bài học quan trọng cho các doanh nghiệp công nghệ khác khi xem xét mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam chúng ta.

Tác giả bài viết: Hoàng Thi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây