Dưới đây là thiệt hại kinh tế ước tính sơ bộ cho từng quốc gia, khu vực mà chúng tôi thu thập tính toán:
Hoa Kỳ: Thị trường chứng khoán mất 5.000 tỷ USD vốn hóa từ cho đợt giảm điểm từ tác động áp thuế lần này, GDP dự kiến giảm 0,5% năm 2025.
Trung Quốc: Mức thuế tổng cộng lên tới 54% (20% trước đó + 34% mới) làm giảm xuất khẩu sang Mỹ, thị trường chiếm khoảng 18-20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Xuất khẩu sang Mỹ giảm, GDP dự kiến giảm 0,5%, tăng trưởng còn khoảng 4,5%.
EU: Thuế 20% ảnh hưởng đến xuất khẩu ô tô, hóa chất và đồ uống sang Mỹ (thị trường lớn nhất của EU).Xuất khẩu giảm 3-8%, GDP giảm 0,2-0,3%.
Việt Nam: Chứng khoán lao dốc 8,24%, GDP có nguy cơ giảm 1-2% nếu không đàm phán thành công. Mỹ chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản: GDP giảm 0,2-0,3%. chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm khoảng 2-3%
Hàn Quốc: GDP giảm 0,3-0,5%.
Campuchia & Lào: GDP giảm 2-3%.
Kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng giảm 0,7-1%, xuất nhập khẩu toàn cầu giảm 3-8%.
Ông Trump muốn gì từ việc tung ra sắc lệnh áp thuế lần này ?
Sắc lệnh áp thuế ngày 2/4/2025 của Tổng thống Donald Trump không chỉ là một đòn kinh tế, mà là một nước cờ chiến lược nhằm tái tổ chức trật tự mậu dịch toàn cầu. Với mức thuế từ 10% đến 49% áp lên hơn 180 quốc gia có giá trị thương mại với Mỹ, Trump buộc các nền kinh tế to nhỏ lớn bé nào cũng phải ngồi lại bàn đàm phán với Mỹ, giải quyết chênh lệch thương mại và nhượng bộ ưu đãi. Đây là lời tuyên chiến rõ ràng: Mỹ phải là trung tâm, là cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu. Trump muốn hiện thực hóa khẩu hiệu “Make America Great Again” bằng cách kéo thế giới xoay quanh lợi ích Mỹ, bất chấp cái giá là sự rung chuyển của thị trường tài chính và nguy cơ chiến tranh thương mại leo thang và làm căng thẳng chi tiêu cho người dân Mỹ.
Nhưng, Việt Nam là một số ít quốc gia phản ứng nhanh và linh hoạt, bạn đã thấy sự khôn khéo linh hoạt của Việt Nam chưa ?
Trước cơn bão thuế quan, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh thép và tinh thần bất khuất của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm, với tầm nhìn chiến lược, ngay lập tức điện đàm trực tiếp với Trump, đề xuất đưa thuế xuất nhập khẩu song phương có thể về mức 0%. Đây không chỉ là bước đi khôn ngoan để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam trước mức thuế 46% khắc nghiệt, mà còn mở đường cho hàng hóa Mỹ lưu thông thuận lợi hơn tại thị trường 100 triệu dân đầy tiềm năng. Doanh nghiệp Việt, dù đối mặt thách thức “đỏ lửa” trên sàn chứng khoán, vẫn sẵn sàng thích nghi, chuyển hướng thị trường và củng cố nội lực. Việt Nam không khuất phục, mà đứng lên đàm phán sòng phẳng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường, biến “nguy” thành “cơ” để phát triển bền vững. Trump muốn Mỹ vĩ đại, nhưng Việt Nam cũng sẽ không để mình nhỏ bé!
Hy vọng rằng, việc đàm phán của chúng ta sẽ tiến tới thành công tốt đẹp cho thương mại song phương Việt - Mỹ, giúp chúng ta giữ vững vị thế thương mại đang duy trì trong những năm qua. Đưa nền kinh tế nước nhà phát triển phồn vinh, vững mạnh.
Tác giả bài viết: Hoàng Thi
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nội dung nổi bật tại Vinathis News: Thị trường tài chính và cơ hội đầu tư Cập nhật liên tục diễn biến thị trường chứng khoán, tiền điện tử và các xu hướng tài chính toàn cầu. Tin tức mới nhất về công nghệ tài chính (fintech), giúp bạn nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên...