Dưới đây là 17 điều mơ hồ mà chúng ta đang gặp phải về năng lượng điện...
1. Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đảm bảo sự độc lập về năng lượng lớn hơn nữa của Châu Âu.
Các quốc gia Châu Âu không có trữ lượng urani đáng kể. Nếu họ có chăng nữa, và giả sử họ sản xuất toàn bộ điện năng nhờ năng lượng hạt nhân, thì họ sẽ chỉ đáp ứng được ít hơn một phần tư nhu cầu năng lượng của người tiêu dùng. Hơn ba phần tư năng lượng tiêu thụ hiện tại của Châu Âu đến từ nhiên liệu hóa thạch – các nhiên liệu này không thể được sản xuất từ các cơ sở điện hạt nhân.
Dầu mỏ chủ yếu đóng vai trò sản xuất ra nhiên liệu lỏng sử dụng trong giao thông và là nguyên liệu để sản xuất các chất hóa học từ dầu. Năng lượng hạt nhân chỉ có thể sản xuất điện năng. Thực tế hai vấn đề này hoàn toàn không liên quan đến nhau được chứng minh bởi trường hợp hai quốc gia với mật độ dân số rất tương đồng là Pháp và Ý, tuy Pháp sản xuất hơn 75% điện từ năng lượng hạt nhân nhưng lại tiêu thụ nhiều dầu hơn Ý, trong khi đó Ý không có cơ sở điện hạt nhân nào.
Ngược lại, nhu cầu nằm ở phía Pháp chứ không phải từ Ý. Các cơ sở điện hạt nhân không thể tắt bật tùy ý và vận hành liên tục. Ban đêm khi nhu cầu điện xuống thấp, hệ thống điện của Pháp cần phải tự động xuất điện dư sang các nước láng giềng, trong đó có Ý, nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống.
Với công nghệ hiện tại, nghĩa là chưa hề tối ưu, thì diện tích châu Âu cần được bao phủ để thỏa mãn nhu cầu điện sẽ là 0.6% diện tích lục địa.
Kể cả với việc sử dụng ethanol sinh học chuyển hóa từ mía đường – loại nhiên liệu sinh học có năng suất chi phí-hiệu quả cao nhất xét trên quan điểm năng lượng ở điều kiện hiện tại – thì để thay thế 18 tỷ ga-lông (đơn vị Mỹ, 1 gallon = 3,78541 lít -ND) xăng hiện đang được tiêu thụ ở Ý sẽ đòi hỏi một diện tích khổng lồ và phi thực tiễn: khoảng 35% diện tích nông nghiệp của nước này. Nếu châu Âu và Mỹ muốn thay thế chỉ 5% lượng nhiên liệu tiêu thụ của họ bằng các sản phẩm từ nhiên liệu sinh học với công nghệ hiện tại, họ sẽ cần sử dụng khoảng 20% diện tích đất canh tác của mình.
Than sạch là một khẩu hiệu dối trá nhằm mục đích thương mại. Than vẫn là nguồn hóa thạch gây ô nhiễm nhất trong số các nguồn tồn tại hiện nay. Cái được gọi là than sạch có liên quan đến việc giữ CO2 trong các hang động dưới lòng đất, nhưng cách này vẫn tạo ra lượng lớn khí nhà kính, chất ô nhiễm và tro. Công nghệ này có thể mất hai hoặc ba thập kỷ để phát triển và khả năng rất cao là sẽ không bao giờ xuất hiện trên quy mô lớn mà có thể cạnh tranh về mặt kinh tế.
Tính khả thi về mặt kỹ thuật và tính chi phí-hiệu quả của các lò phản ứng hạt nhân và nhiệt hạch thế hệ thứ tư vẫn chưa được chứng minh. Nếu các công nghệ mới này được triển khai – điều này rất đáng nghi, theo một số nhà khoa học đáng tin cậy – những người ủng hộ giải pháp hạt nhân dự đoán rằng công nghệ này sẽ mất từ 30 tới 40 năm kể từ thời điểm 2012 để được đưa ra thị trường. Vấn đề năng lượng của thế giới không thể chờ lâu như vậy.
Dòng năng lượng điện từ vô tận từ mặt trời là độc nhất về lượng, nó có thể bảo đảm nguồn đáp ứng cho nhu cầu năng lượng của con người trong dài hạn. Cùng với năng lượng mặt trời chúng ta có thể bổ sung phần đóng góp từ năng lượng nhiệt của lớp dưới bề mặt Trái Đất, đây cũng là nguồn có tiềm năng khổng lồ.
Khẳng định này có thể đúng ở cấp độ địa phương, ví dụ khi những chiếc ô tô mới ít gây ô nhiễm hơn tham gia giao thông. Nhưng trên phạm vi toàn cầu, cân bằng về cơ bản là âm khi xét tới mức tiêu thụ năng lượng và các nguồn tài nguyên được sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới và loại bỏ các sản phẩm cũ.
Tìm thấy các mỏ trầm tích cỡ từ nhỏ tới vừa như các mỏ ở vùng Basilicata của Ý là một chuyện, nhưng để tìm thấy các mỏ trầm tích siêu khổng lồ chứa dầu chất lượng cao với giá khai thác thấp nằm tại các khu vực dễ tiếp cận như ở Ả Rập Saudi lại là chuyện khác. Các mỏ trầm tích loại này đã không được phát hiện trong hàng thập kỷ qua và rất nhiều người hoài nghi về việc liệu có thể tìm được những mỏ như vậy nữa hay không – tất cả đối diện với thực tại là nhu cầu luôn tăng từ sự phát triển kinh tế không ngừng nghỉ của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga.
Metan chắc chắn là nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm nhất, nhưng thực chất vẫn gây ô nhiễm. Metan cháy cùng oxy trong không khí tạo ra các oxit nitơ, bụi siêu mịn và cacbon đioxit.
Điều đầu tiên, hiđro không phải là một nguồn năng lượng mà là chất mang năng lượng như điện năng. Để sử dụng hiđro bạn cần phải tạo ra trước đã. Điều này đòi hỏi tiêu thụ năng lượng. Chiết xuất hiđro từ nước yêu cầu ít nhất bằng lượng năng lượng giải phóng ra khi hiđro phản ứng với oxy tạo ra nước. Chúng ta thậm chí không thể khẳng định rằng hiđro là sạch, bởi sự sạch của dạng năng lượng này phụ thuộc vào nguồn được sử dụng để sản xuất ra chất này. Hiđro sẽ là chất mang năng lượng sạch của tương lai khi và chỉ khi hiđro được sản xuất bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời.
13. Việc từ chối năng lượng hạt nhân đặt Ý vào thế bất lợi so với các nước công nghiệp khác.
Ngược lại, nhờ không có năng lượng hạt nhân mà Ý không bị vướng vào món nợ hạt nhân (nuclear debt), thứ đè nặng lên vai các quốc gia xây dựng và vận hành nhiều lò phản ứng hạt nhân. Những quốc gia này, trong khi vừa sống trong mối rủi ro về tai nạn hạt nhân vừa phải chịu chi phí cao trong tương lai để loại bỏ các lò phản ứng và để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải phóng xạ.
14. Ngoài một số tai nạn rất hiếm, công nghệ hạt nhân đã được chứng minh là an toàn và đáng tin cậy.
Cho đến nay, ít nhất 6 lò phản ứng đã bị tan chảy lõi hạt nhân trong tổng số 594 lò phản ứng được xây dựng trên toàn cầu kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên hạt nhân dân sự – tỷ lệ thảm họa đối với bất kỳ công nghệ nào. Ví dụ, giả sử nếu cứ 100 máy bay thì có một chiếc bị đâm trong thời gian hoạt động bởi lỗi cấu trúc, liệu bạn có còn đồng ý bay không?
15. Các tai nạn hạt nhân không quá nghiêm trọng – kể cả thảm họa Fukushima cũng chưa giết ai cả.
Chernobyl chắc chắn đã làm chết người! Và xét trên một phạm vi nhất định thì Fukushima cũng vậy. Không như các loại tai nạn khác, tai nạn hạt nhân không thể định rõ về không gian và thời gian. Trên thực tế, tính phóng xạ vốn gây ra các căn bệnh nghiêm trọng được truyền phần lớn qua lớp khí quyển và chuỗi thức ăn, một quá trình mà chúng ta không thể kiểm soát được. Thêm vào đó, đất cho nông nghiệp bị tổn hại trong một khoảng thời gian rất lâu, có thể là vĩnh viễn.
16. Trong tương lai chúng ta sẽ cần gia tăng lượng năng lượng.
Điều này chắc chắn là không đúng ở các quốc gia phát triển. Chỉ thị 28/2009 của Liên Minh Châu Âu – thường gọi là 20/20/20* – về bản chất là áp đặt mức giảm 20% tổng tiêu thụ năng lượng vào năm 2020. Thực tế không thể phản bác giờ đã được chuyển vào trong luật. Công nghệ ngày nay cho phép chúng ta sống tốt – thực ra là tốt hơn, kể cả nếu chúng ta tiêu thụ ít năng lượng hơn trước đây.
* 20/20/20: nghĩa là mục tiêu năng lượng của Châu Âu cho tới năm 2020 là giảm 20% phát thải CO2 so với mức năm 1990, 20% năng lượng tiêu thụ được lấy từ các nguồn tái tạo, và tăng 20% hiệu suất sử dụng năng lượng –ND
17. Năng lượng tái tạo sẽ không bao giờ đủ sức thay thế urani và nhiên liệu hóa thạch.
Tiềm năng của năng lượng tái tạo, phần có thể khai thác về mặt kỹ thuật và bền vững về mặt môi trường với việc sử dụng các công nghệ hiện tại, đi nhanh hơn mức tiêu thụ năng lượng hiện nay nhiều. Năng lượng mặt trời đã có thể khai thác và có khả năng cung cấp hơn 20 lần so với mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu hiện nay. Trong thực tế, thế giới có thể vận hành bằng các nguồn năng lượng tái tạo, mặc dù nhiều trong số các công nghệ đó chưa được hoàn thiện.
Người dịch: Nguyễn Thu Trang Biên tập: Phạm Thu Hường
Tác giả bài viết: vinathis.com
Ý kiến bạn đọc
Kính chào quý doanh nghiệp và đối tác, Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị Vinathis Network - một nền tảng thông tin và kết nối kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam. Vinathis Network là sự kết hợp giữa tính chuyên nghiệp trong quản lý thông tin và sự tận tâm trong việc kết nối doanh nghiệp, với...