AutoFlight – công ty công nghệ cao của Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải là nhà sản xuất eVTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện).
Vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, công ty này đã thực hiện chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới.
Chiếc máy bay này đã cất cánh lên bầu trời mà không có người lái, khởi hành từ cảng Xà Khẩu Cruise Home ở thành phố Thâm Quyến và đáp tại cảng Cửu Châu ở thành phố Chu Hải, đều thuộc miền Nam Trung Quốc.
Thời gian của chuyến bay chỉ trong vòng 20 phút với quãng đường dài hơn 55 km, trong khi đó nếu di chuyển bằng ô tô thì phải mất tới 3 tiếng.
Chiếc eVTOL được đặt tên là Prosperity (Thịnh Vượng), có phạm vi hoạt động lên đến 250 km, vận tốc tối đa là 200 km/h và có thể chở tối đa 5 người. “Taxi bay” điện hoạt động mà không cần sân bay và đường băng truyền thống.
Điểm đặc biệt của Prosperity là khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như một trực thăng, sau đó sẽ chuyển sang chế độ bay cánh cố định như máy bay truyền thống.
So với trực thăng, Prosperity có những ưu điểm như độ an toàn cao, chi phí hành khách thấp, chi phí bảo trì thấp, không gây nhiều tiếng ồn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.
Nó được vận hành hoàn toàn bằng điện và hành khách có thể đặt chuyến đi một cách thuận tiện thông qua ứng dụng điện thoại, cho phép di chuyển nhanh trong đô thị và liên thành phố.
Tian Yu – Người sáng lập/Giám đốc điều hành và đồng chủ tịch của AutoFlight cho biết, công ty đã có kế hoạch hợp tác với các nhà chức trách địa phương và đối tác quốc tế.
Tàu từ trường chạy 1000km/h
Trong khi đó, cũng tại Trung Quốc. Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc vừa có bước đột phá mới với tàu từ trường chạy nhanh ngang ngửa vận tốc của máy bay. Nếu thành công, con tàu này sẽ trở thành phương tiện đường bộ nhanh nhất thế giới.
Tàu hyperloop-maglev (tàu điện từ) của Trung Quốc có tên là T-Flight, đã vượt quá tốc độ 1.000 km/h (623 mph) trong đường hầm thử nghiệm dài 2km ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây.
Với công nghệ nam châm vĩnh cửu, đoàn tàu sẽ được đẩy tiến lên trên đường ray dọc theo bộ đệm không khí, cho phép tàu chạy nhanh hơn nhưng cũng êm hơn so với thông thường. Theo lý thuyết, công nghệ nam châm loại bỏ hoàn toàn ma sát đường ray cũng như lực cản không khí nên cho phép tàu chạy với tốc độ cao ngang bằng, thậm chí hơn hẳn máy bay thông thường.
Ngoài ra do không tạo khí thải trực tiếp nên T-Flight này được cho là thân thiện hơn với môi trường và được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện xanh mới cho ngành vận tải. Dù còn nhiều thách thức trong việc hiện thực hóa và ứng dụng rộng rãi hệ thống này liên quan đến thiết kế, chi phí, và sức khỏe của hành khách liên quan đến thay đổi áp suất, nhưng Trung Quốc vẫn quyết tâm giải quyết các vấn đề trên và lên kế hoạch đưa hoạt động vào năm 2035.
Tác giả bài viết: Vinathis Finance
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Vinathis Network ra đời nhằm mục đích trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, cung cấp những thông tin giá trị về thị trường, sản phẩm, và các xu hướng quản trị hiện đại. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến với đối...