Bạn không thể lấy khả năng của bạn đi ép buộc hoặc làm hệ quy chiếu cho những người xung quanh.
Bạn không thể lấy sự thiếu hụt của bạn để làm cái móng bắt người khác phải cố gắng hoàn thiện cho sự thiếu hụt đó của mình.
Xã hội bây giờ tuy rất PHẲNG... nhưng lại rất gập ghềnh về sự chênh lệch cũng như lệch lạc về ý thức và tư duy cảm xúc. Người ta thường lôi cái giá trị về tài chính vật lực ra để làm hệ quy chiếu cho một con người và xếp họ vào vị trí cũng như vai trò trong xã hội.
Như đã nói ở trên, khả năng của mỗi người và cách tiếp cận thông tin của mỗi người là có giới hạn và khác nhau. Không ai giống ai cả. Kiểu như cũng là một chiếc máy tính, nhưng có người biết tận dụng và sài hết mọi công năng của nó để làm việc và tạo ra rất nhiều giá trị cho người dùng. Nhưng... có người chỉ sử dụng nó chỉ để nghe nhạc xem phim và chơi game... giải trí đi qua thời gian và đôi khi bỏ quên rất nhiều vấn đề mà đáng lẽ ra họ đả có thể có dịp có được.
Bạn sẽ không thấy lạ nếu bạn là người biết tương giao và chịu khó NHÌN vào cuộc sống. Có những người 20 năm trước hoặc gần hơn... 10 năm trước họ chẳng có gì trong tay, nhưng thời gian thoáng qua chóng vánh... vẫn con người đó, tâm tư đó, cốt cách đó... họ bỏ xa bạn về mọi mặt, kể cả về nhận thức, tầm nhìn, hoặc tài chính vật lực... nhưng cũng thời gian đó, bạn chỉ biết ngó nghiêng đi soi xét đánh giá Xã Hội mà bạn quên đi soi xét chính tâm hồn và bản thân của mình để cùng với xã hội tạo nên một giá trị cùng hệ quy chiếu hài hoà.
Để rồi, tới một ngày bạn hốt hoảng nhận ra điều đó thì đả thành người tối cổ so với thiên hạ. Nếu bạn là người biết cầu tiến thì sẽ tạo cho chính bạn nhiều điều kiện để tiếp xúc, học hỏi và cố gắng phấn đấu. Nhưng nếu bạn là một người bình thường và tầm thường thì sẽ tiếp tục soi xét và dòm ngó kể cả lệch lạc trong tư duy để rồi tiếp tục bị bỏ lại.
Giáo dục cũng thế, trong khi thế giới văn minh đã đi quá xa trong việc kích thích trí tuệ và tiềm năng con người bằng sự nhẹ nhàng và tự giác, bằng sự yêu mến và đam mê khám phá cũng như nâng cao sự trải nghiệm. Thì ở Xã hội của chúng ta vẫn đặt nặng tính hình thức và lấy kết quả làm hệ quy chiếu mà bỏ quên đi "khả năng tiếp nhận xử lý" kết quả của người học.
Tại sao lại là khả năng... tiếp nhận và xử lý: vì đó mới là thành quả cả việc giáo dục. Không phải là tư duy GIÁO ÁN rập khuôn mà chúng ta đang áp dụng học sao làm thế. Nếu lệch 1 pha so với cái đã học thì y như rằng bánh xe sẽ làm cả con tàu lật đổ.
Nếu một ngày nào đó bạn vẫn còn cảm thấy hạnh phúc vì con của bạn mang kết quả cuối năm về là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, thì tôi vẫn tin là bạn vẫn đang rất thất bại với con bạn.
Nhưng khi bạn thử đảo lộn một bài toán hoặc thử nói lệch vấn đề bài học qua một hướng khác, chỉ 1 tí thôi, nhưng con bạn vẫn có thể tư duy và giải quyết vấn đề thành công thì mới thật sự hạnh phúc.
Chính vì những tư duy cởi mở không rập khuôn GIÁO ÁN thay đổi kết quả như trên mới có thể giúp cho thế hệ tiếp theo không còn có quan điểm lệch lạc và áp đặt cho một vấn đề nào đó mà thật sự theo thông tin hiện có thì chỉ có chưa tới 2% cha mẹ và cả học sinh vượt qua ngưỡng tư duy này.
Đôi khi bạn đọc báo, bạn ngưỡng mộ bạn học sinh 15-17 tuổi nào đó có phát minh hay, có nghiên cứu đột phá trong nhà trường ... abc nào đó, hoặc thỉnh thoảng bạn đọc thấy thông tin bạn A.. bạn B.... được trường E, Trường F ... bên Mỹ, Canada ... cấp học bổng toàn phần.... bạn ngưỡng mộ. vv. Số đó chỉ chưa tới 2% ...
Và cũng như thế, cách đây 10 năm và kể cả bây giờ, ai ai cũng có tư duy là con cái phải cố gắng .... Có Bằng Đại Học... nếu được thì Cao Học... vv. Nhưng thử hỏi, có bao nhiêu người dám chấp nhận khuyên con cái của mình hãy theo học bậc TRUNG HỌC NGHỀ ...? hoặc SỐNG VÌ ĐAM MÊ thật thụ chưa ? chắc chắn có... nhưng tổng vẫn là chưa tới 2%.
Ai ai cũng mong muốn con mình, kể cả chính mình... là ông nọ bà kia. Là chủ doanh nghiệp, là chuyên gia cao cấp ABC... nhưng có bao nhiêu người Thành Công trở thành người THẬT SỰ LÀM CHỦ....Tổng số ấy cũng chưa tới 2% toàn dân.
Hiện ở Việt Nam số người tạo ra công việc cho trên 100 lao động cũng chỉ chiếm chưa tới 2% toàn dân thôi đó.
Nếu bạn là người đang tạo ra giá trị xã hội và giúp cho từ 100 lao động trở lên thì xin chúc mừng bạn lọt vào top 2% này.
Nói tóm lại... cuộc sống là muôn màu, trí tuệ là bao la, tư duy và cảm xúc là những điều không biên giới trong chính mỗi không gian sống của chính mỗi con người. Vì vậy, những gì bạn nghĩ không phải là điều đúng cho cả xã hội, nhưng cũng chưa chắc những điều đúng của cả xã hội lại là điều phù hợp với bạn...
Vậy nên, cuộc sống chan hoà, tư duy cởi mở, bớt áp đặt, bớt suy diễn và bớt mông lung thì mọi thứ nhẹ nhàng cũng như hoà nhập cùng nhau.
Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn... ở mọi góc độ và SỰ CẢM NHẬN.
#HOANGTHI