Cryptocurrency Prices by Vinathis Finance

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện pháp lý về tài sản ảo

Thứ ba - 27/02/2024 18:13
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo trong tháng 5/2025 để chống rửa tiền.
Chính phủ yêu cầu hoàn thiện pháp lý về tài sản ảo

Tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ vũ khí, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá rủi ro về rửa tiền trong kinh doanh casino, trò chơi có thưởng và tài sản ảo; hoàn thành vào tháng 9.

Bộ Tài chính được giao xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, hoàn thành trong tháng 5/2025. Việc này nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố liên quan tới loại tài sản này.

Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Các loại tiền số như như Bitcoin, Ethereum... được coi là tài sản ảo phổ biến. Trước đó, Chính phủ từng nhiều lần giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo, nhằm ngăn ngừa rủi ro rửa tiền, hệ thống ngân hàng. Cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định tiền ảo không phải là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) thông qua cuối 2022 chưa luật hóa các loại tiền ảo, tài sản ảo.

Song, thực tế mua bán, trao đổi tài sản ảo tại Việt Nam hiện nay được thực hiện qua các sàn giao dịch quốc tế hoặc hình thức thỏa thuận trực tiếp, tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền, cá nhân tham gia. Do đó, cách đây hai năm, Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm có hành lang pháp lý về loại tài sản mới này.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) vào tháng 9/2023, giá trị tiền ảo Việt Nam nhận về gần 91 tỷ USD trong một năm (từ 10/2021 đến 10/2022). Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Một số quốc gia bắt đầu đưa ra quy định siết tiền ảo, bảo vệ người dùng trên mạng. Chẳng hạn, năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) thông qua đạo luật Thị trường tài sản mã hóa (MiCA) để ngăn tội phạm tài chính sử dụng công nghệ cao, blockchain. Mỹ, Hàn Quốc cũng đưa ra nhiều quy định tăng tính minh bạch, tuân thủ pháp lý trong chống rửa tiền, tài trợ khủng bố với tiền số, tài sản ảo.

Cũng theo kế hoạch của Chính phủ, các bộ ngành liên quan phải đưa ra kế hoạch cụ thể với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rửa tiền cao, như sử dụng tiền mặt, vàng trong nền kinh tế để mua bán bất động sản, tham nhũng.

Kế hoạch hành động trên được Chính phủ đưa ra nhằm sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách rà soát tăng cường (danh sách xám) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) trước tháng 5/2025. Đây là danh sách các nước cần được giám sát chặt chẽ của FATF gồm 20 quốc gia, trong đó có UAE, Syria, Panama, Quần đảo Cayman... về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Tác giả bài viết: Phương Dung

Cảm ơn bạn đã đọc tin - đừng quên chia sẻ trên Facebook, Zalo,Tweeter... và gửi cho bạn bè cùng xem nhé ! 
Chú ý: ghi nguồn từ Vinathis Finance - vinathis.com

Mời quý bạn đọc đăng gửi bài viết tại chuyên trang TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP - CHUYỂN ĐỔI SỐ - email: bbt.finance@vinathis.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn có muốn viết gì về điều này cùng với mọi người trên Facebook ?

Giới thiệu về VinaThis.Com

Kính chào quý doanh nghiệp và đối tác, Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị Vinathis Network - một nền tảng thông tin và kết nối kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam. Vinathis Network là sự kết hợp giữa tính chuyên nghiệp trong quản lý thông tin và sự tận tâm trong việc kết nối doanh nghiệp, với...

Thăm dò ý kiến

Khi mua hàng trực tuyến bạn chọn nhà cung cấp như thế nào ?

Sản Phẩm Giá Tốt Nhất
BẤT ĐỘNG SẢN
http://bds.vinathis.com/shops/
Tổ Yến Mekong
img 09


Tổ Yến nguyên chất 100% 

Điện Mặt Trời Asia Corp
Kết Nối Với Chúng Tôi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây