Thành công và thất bại có mối quan hệ mật thiết với nhau: theo đuổi thành công đồng nghĩa với việc né tránh thất bại. Ngược lại, thất bại ập đến là khi thành công lảng tránh chúng ta.
Theo nhà kinh tế học Luis E. Romero, chú trọng vào tư duy tích cực, chẳng hạn như vạch ra tầm nhìn, nhiệm vụ hay mục tiêu,… là rất cần thiết trên con đường đi tới thành công. Tuy nhiên, bạn không thể nào đạt được thành công nếu không ý thức được các sai lầm dễ mắc phải nhất để từ đó xác định cách né tránh.
Sau đây là 6 cạm bẫy mà các doanh nhân khởi nghiệp hay mắc phải nhiều nhất:
Tất cả khách hàng của Luis E. Remero đều muốn trở thành người thành đạt. Họ còn vẽ ra viễn cảnh khá chi tiết về những thứ họ mong muốn trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ có vài người trong số họ triển khai chiến lược và hành động để đạt được thứ họ mong muốn. Đó là một trong những lý do họ thuê Luis E. Remero.
Để thành công, người kinh doanh phải hiểu được các yếu tố nào mang lại thành công. Điều này bắt đầu từ việc học hỏi những kinh nghiệm thành công hay thất bại của các đối thủ. Người doanh nhân cần phải tìm hiểu tất tần tật về đối thủ cạnh tranh, từ thị phần, khách hàng, danh mục sản phẩm, người lãnh đạo chủ chốt, hoạt động tuyển dụng cho đến mối liên hệ của doanh nghiệp đó đối với các chính trị gia cấp cao… Cùng lúc đó, họ phải tự so sánh thực lực của mình với đối thủ theo từng mục như trên.
Cuối cùng, người doanh nhân phải biết thế mạnh cạnh tranh của mình là gì. Nếu như không có thế mạnh nào, tốt nhất bạn nên nhanh chóng xây dựng chúng hoặc là sớm chấm dứt sự nghiệp kinh doanh của mình thôi. Không có một chiến lược hoàn chỉnh là nguyên nhân chính gây ra những căng thẳng, xung đột, sai lầm, đổ lỗi lẫn nhau và sau cùng là thất bại.
Sớm hay muộn, bạn sẽ thấy rằng việc tuyển dụng nhân lực không hợp lý sẽ khiến bạn phải trả giá đắt. Khi doanh nghiệp bắt đầu gánh chịu áp lực do sự thiếu hụt nhân sự, hoặc do tình hình kinh doanh phát triển một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng quá tải, sự căng thẳng sẽ bắt đầu tác động xấu lên đội ngũ nhân sự. Vào thời điểm đó, thay vì tìm những ứng viên tốt nhất cho từng vị trí công việc, các nhà quản lý lại mắc sai lầm bằng việc thuê những người chỉ giải quyết được vấn đề nhất thời mà công ty đang gặp phải. “Quá tốn thời gian để kiếm được người phù hợp” luôn là lý do mọi người thường đưa ra. Vậy kết quả như thế nào?
Việc giải quyết vấn đề nhất thời đó chẳng thấm thía gì so với chi phí dài hạn phải bỏ ra với một nhân viên không có tầm nhìn, nghị lực, hay sự trung thành. Ngoài ra, khuynh hướng thích trả lương thấp cũng dễ dẫn đến nhiều lựa chọn sai về mặt nhăn sự. Nếu bạn thực sự không có thời gian để tìm kiếm nhân sự, hãy ký những hợp đồng ngắn hạn cho đến khi bạn gặp được người phù hợp. Và nếu bạn không muốn trả lương theo mức cạnh tranh với thị trường, thì hãy “tận hưởng” hậu quả đi nhé.
Tình bạn tại nơi làm việc là con dao hai lưỡi. Chúng ta luôn muốn cảm thấy thoải mái với mọi người tại nơi làm việc. Nếu có khả năng tạo mối quan hệ với những người này, cuộc sống quả thực sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đừng để cho tình cảm lấn át lý trí vì đây chính là nguồn gốc của mọi vấn đề phát sinh trong tương lai.
Cảm giác thoải mái ban đầu sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi sự căng thẳng, hậu quả của việc đưa ra những quyết định cảm tính, không theo logic kinh doanh. Cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này chỉ có thể được thực hiện bằng con đường đào tạo chuyên nghiệp cho nhân sự của bạn về các kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Đây là giải pháp đã được chứng minh hiệu quả, nhưng nó đòi hỏi nhiều nỗ lực từ những nhà lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp.
Mất niềm tin lẫn nhau tại nơi làm việc là một vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ ba vấn đề đã nêu ở trên. Trong tư cách chủ doanh nghiệp, nếu bạn cảm thấy không thể tin tưởng được nhân sự của mình, điều này có nghĩa là bạn đang có vấn đề rất lớn trong việc kiểm soát, hoặc doanh nghiệp của bạn đã đi chệch hướng trong một thời gian dài. Trong trường hợp thứ hai, để xây dựng lại niềm tin, doanh nghiệp của bạn cần lập lại một kế hoạch chiến lược mới, tuyển dụng những cá nhân tài năng và xử lý triệt để các mối quan hệ rối rắm đang làm cản trở công ty.
Sự bất đồng trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Về cơ bản, sự bất đồng xuất phát từ việc mỗi cá nhân có cách tiếp cận riêng trong việc xử lý một vấn đề. Điều này có thể tạo thành động lực thúc đẩy mọi người cùng nhau tìm ra phương thức tốt nhất để giải quyết.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những dạng bất đồng khác. Chúng phát sinh từ những cá nhân cố gắng bào chữa cho sự kém cỏi của mình, hoặc phục vụ cho mưu đồ thăng tiến của bản thân. Đây là những nguy cơ có thể khiến cho doanh nghiệp sụp đổ về lâu dài. Cách thức xử lý hai loại hình bất đồng trên hoàn toàn khác nhau. Với những bất đồng mang tính tích cực, doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc họp thật chuyên nghiệp để thảo luận góp ý, giải quyết vấn đề và tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ. Ngược lại, để xử lý bất đồng mang tính tiêu cực, bạn cần phải triệt tiêu các hành vi không phù hợp với nội quy hay những mối quan hệ quá cảm tính, và sa thải những nhân viên yếu kém. Doanh nghiệp của bạn cũng cần phác thảo ra một chiến lược để đưa ra những định hướng và mục đích cần đạt được, qua đó có hình thức tuyển dụng phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Khi một doanh nghiệp đã cùng lúc chịu hậu quả của 5 vấn đề nêu trên thì bản thân nhà lãnh đạo cũng là một phần của vấn đề. Trong trường hợp này, việc phải đưa ra những quyết định cứng rắn và cần thiết lần đầu tiên sau một thời gian dài thường mang lại cảm giác tội lỗi. Đây là lúc bạn hay gặp những dằn vặt đại loại như: “Sao lại để mọi người ra đi? Sao lại không tăng lương cho họ? Sao lại giải tán bộ phận đó trong khi chính chúng ta là người đã khiến doanh nghiệp này trượt dốc?”
Tuy nhiên, sự thực là hoặc bạn chấp nhận làm những chuyện đó, hoặc là cả doanh nghiệp của bạn sẽ phá sản. Để cứu vớt công ty, việc “thay máu” là điều không thể tránh khỏi. Những chương trình hỗ trợ tìm việc mới và các gói đền bù thỏa đáng là hai cách duy nhất để làm dịu bớt các bức xúc của nhân viên và nỗi dằn vặt của bạn. Sau cùng, điều tốt nhất nên làm là đừng để công việc kinh doanh của bạn phải đi đến tình cảnh éo le như vậy.
Tác giả bài viết: Vina084.com
Ý kiến bạn đọc
Vinathis Network ra đời nhằm mục đích trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, cung cấp những thông tin giá trị về thị trường, sản phẩm, và các xu hướng quản trị hiện đại. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến với đối...