Tuy nhiên ông cho rằng Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng số một tại khu vực. Ông nói:
“Về mặt chiến lược, chúng ta có những nước lớn trong khu vực, số một vẫn là Hoa Kỳ, một quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng. Xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là Nhật Bản và Trung Quốc với vai trò ngày càng tăng trong khu vực và trên toàn thế giới.”
Ông Vinh cho rằng quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á có lịch sử lâu dài và mật thiết. Vẫn theo lời ông, Việt Nam hy vọng và tin rằng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho mối quan hệ này.
TPP và quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ trong nhiệm kì Tổng thống đắc cử Donald Trump
Khi được hỏi về kế hoạch của Việt Nam trước những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, đại sứ Việt Nam tỏ ra khá dè dặt. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục, và xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.
Một trong những trọng tâm của cuộc trao đổi lần này là vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã liên tục khẳng định sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mới đây cũng tuyên bố ngừng nỗ lực để Quốc hội phê chuẩn TPP. Hôm 17/11, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết “Việt Nam chưa có đủ cơ sở trình tham gia TPP”.
Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng nếu không có TPP, Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn là Đối tác toàn diện, cùng tham gia nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế.
“Mỹ và Việt Nam đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh và cả vấn đề nhân quyền. Chúng tôi tin rằng cho dù hai nước có thể chế chính trị xã hội không giống nhau, chúng ta đều là thành viên của Liên hiệp quốc. Hai nước đã có những kênh đối thoại hiệu quả để giải quyết những khác biệt, và tôi tin rằng cho dù ai trở thành Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ, hai nước sẽ tiếp tục hợp tác trong tất cả lĩnh vực.”
Ông Vinh cũng khẳng định Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho dù thừa nhận quan liêu, tham nhũng đang là những trở lực lớn trong quá trình dân chủ hoá.
Quan hệ Việt- Mỹ- Trung và việc dạy tiếng Trung tại trường phổ thông
Trong cuộc thảo luận lần này với báo chí, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đa phương hoá, đa dạng hoá và mong muốn củng cố mối quan hệ với hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên VOA về việc dạy tiếng Trung bắt buộc tại các cấp học của Việt Nam, ông Vinh cho biết:
“Khi nền kinh tế mở cửa, Việt Nam hội nhập nhiều hơn với thế giới, thì việc học các ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Nhật, Hàn và cả tiếng Trung, là một nhu cầu của người dân hơn là một thứ bắt buộc. Đây là kết quả của quá trình toàn cầu hoá, sức ép của nhu cầu tìm việc và cơ hội làm ăn.”
Trước đó ngày 22/09, bộ GD-ĐT Việt Nam đã có thông tin chính thức giải thích về kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường, trong đó khẳng định học sinh có thể lựa chọn 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung là ngoại ngữ bắt buộc
Tác giả bài viết: Vina084.com
Ý kiến bạn đọc
Vinathis Network ra đời nhằm mục đích trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, cung cấp những thông tin giá trị về thị trường, sản phẩm, và các xu hướng quản trị hiện đại. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến với đối...