Hiện tượng tăng thì chậm mà giảm thì nhanh trên thị trường chứng khoán không chỉ xảy ra ở Việt Nam của chúng ta đâu, mà còn là một đặc điểm chung của nhiều thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Đặc biệt là các thị trường mới nổi, yếu tố am hiểu thị trường là chưa sâu. Điều này tôi có thể diễn giải và giải thích cho các bạn bằng một số yếu tố tâm lý và kỹ thuật như sau:
Tâm lý đám đông: Trong tâm lý đám đông, nhà đầu tư thường có xu hướng reo mừng và tham gia vào thị trường khi giá cổ phiếu tăng mà không hề quan tâm đến giá trị hoặc ngưỡng cắt lời cắt lỗ trong khoản đầu tư của mình, trong khi khi giá giảm, họ có thể hoảng loạn và bán ra. Điều này dẫn đến việc tăng thị trường thường xảy ra chậm hơn vì nhà đầu tư cần thời gian để xây dựng lòng tin và quyết định đầu tư. Trong khi đó, khi giá cổ phiếu giảm, sự sợ hãi và áp lực bán ra có thể lan rộng nhanh chóng, dẫn đến việc thị trường giảm mạnh trong thời gian rất ngắn.
Sự không chắc chắn và biến động: Thị trường chứng khoán thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tin tức kinh tế, chính trị, tài chính, và biến động thị trường toàn cầu. Sự không chắc chắn và biến đổi này có thể dẫn đến tình trạng sụt giảm nhanh chóng khi có thông tin tiêu cực xuất hiện. Thị trường chứng khoán tài chính của Việt Nam vốn được xếp hạng tín nhiệm chưa cao, các bảng báo cáo tài chính chưa hoàn toàn minh bạch và nhiều " mông má" . Các nhà đầu tư chưa am hiểu sâu về tài chính doanh nghiệp hoặc giá trị mà mình cần tham gia đầu tư là gì. Ngược lại, sự tăng trưởng cần phải dựa trên nhiều yếu tố tích cực, điều này dẫn đến việc thị trường tăng chậm hơn.
Cơ cấu của thị trường: Thị trường chứng khoán của Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, chiếm 55% giá trị của toàn thị trường về giá trị và 90% về sở hửu tài khoản chứng khoán. NĐT hầu hết chưa trải qua trường lớp và giao dịch chuyên nghiệp, chủ yếu họ bị dẫn dắt và thao túng bởi các brocker hoặc 1 số tự doanh theo cảm tính. Vì vậy, yếu tố tâm lý cấu thành giá trị giao dịch trên thị trường là 1 sự tác động rất lớn. Ngoài ra một số nhà đầu tư lớn và các tổ chức tài chính có thể tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường. Khi họ quyết định bán ra, họ có thể tạo ra một sự biến động lớn và dẫn đến sự giảm giá nhanh chóng. Ngược lại, sự tăng trưởng cần có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khác nhau, điều này có thể làm cho quá trình tăng giá trở nên chậm hơn khi tâm lý của họ còn e dè và manh mún.
Hiệu ứng margin và cơ cấu vốn: Trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) để mua cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm, họ có thể bị kích hoạt gọi margin và buộc phải bán cổ phiếu, góp phần làm tăng tốc độ giảm giá. Ngược lại, trong giai đoạn tăng giá, không có áp lực bán ra từ gọi margin, điều này làm cho quá trình tăng trưởng chậm hơn. Trong thời gian qua, lượng tiền margin của toàn thị trường đã phình to, nên áp lực lên thị trường là rất lớn, bên cạnh đó, áp lực đáo hạn cũng đến từ nhiều ngân hàng. Nên việc bán ra lượng lớn cp khi thị trường có biến động, khiến thị trường tụt xuống theo đường ống là điều dễ hiểu.
Hy vọng trong quá trình tham gia đầu tư của quý vị nhà đầu tư, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ các mã cp mà bạn muốn tham gia đầu tư, tìm hiểu sâu về giá trị doanh nghiệp cũng như chiến lược kinh doanh đầu tư dài hạn một cách bài bản, chuyên nghiệp. Nắm vững các nguyên tắt kỹ thuật để đầu tư đúng. Đừng bị ảnh hưỡng và thao túng bởi các yếu tố ngoại quan khác. Chỉ có như thế thì bạn mới quản trị và gia tăng tốt dòng tiền của bạn mà thôi.
Tác giả bài viết: Hoàng Thi
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Vinathis Network ra đời nhằm mục đích trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, cung cấp những thông tin giá trị về thị trường, sản phẩm, và các xu hướng quản trị hiện đại. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến với đối...